Ảnh: Đức Thụy
Gia Lai là một trong 6 tỉnh trọng điểm trồng tiêu của cả nước, với diện tích khoảng hơn 10.000 ha, với sản lượng hàng năm dao động từ 20 ngàn đến 24 ngàn tấn. Tuy nhiên, trước đây, năng suất và sản lượng tiêu trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh chết nhanh, chết chậm gây ra. Chỉ tính riêng trong năm 2013, diện tích tiêu chết trên toàn tỉnh là khoảng 300 ha, trong đó các huyện chịu thiệt hại nặng nhất là Chư Sê, Chư Pưh… Thực trạng tiêu chết qua các năm trên địa bàn tỉnh là bài học đắt giá cho việc trồng tiêu ồ ạt, chỉ dựa trên phép tính lợi nhuận đơn giản, không theo quy hoạch, cũng như sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên đã gây thiệt hại lớn cho nông dân. Do đó, cuộc chạy đua về giá trị kinh tế của loại cây trồng này nếu không có sự kiểm soát và phát triển theo hướng bền vững thì thiệt hại sẽ càng lớn hơn.
Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, hiện đa số diện tích tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung chủ yếu sử dụng trụ gỗ và trụ bê tông để trồng không có bóng che và tưới nước theo kiểu truyền thống (tưới dí). Cách tưới này cần phải làm bồn cho tiêu trong mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì nó sẽ gây ứ nước, ngập úng, độ ẩm cao và đây là môi trường thuận lợi cho nấm Phytopthra sp, các loại rệp sáp, tuyến trùng gây hại (gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu những năm qua) sinh trưởng và phát triển mạnh. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, góp phần phát triển cây tiêu theo hướng bền vững thì người dân cần phải thay đổi nhận thức về canh tác.
Theo đó, người dân cần trồng tiêu theo hướng trồng cạn, có lên luống, đặc biệt nên trồng cây che phủ cho đất như cây lạc dại, vừa chống xói mòn, rút nước nhanh trong mùa mưa, giữ ẩm trong mùa nắng, vừa tăng sinh khôi hữu cơ và tăng thêm dinh dưỡng cho đất. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học, các thuốc trị sâu bệnh bằng sản phẩm sinh học nhằm đảm bảo được tính cân bằng sinh thái, tăng độ phì và độ tơi xốp cho đất; phân hóa học chỉ là để hỗ trợ tăng năng suất, không nên quá lạm dụng-ông Bính cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Hoàng Phước Bính cũng khuyến cáo trường hợp bà con muốn trồng mới thì cần chọn đất thật kỹ; đất phải thoát nước tốt, lớp đất mặt độ phì tốt, điều kiện nước thuận lợi. Đặc biệt, nên trồng tiêu bằng trụ sống và sử dụng giống tiêu lươn (vì tỷ lệ mầm bệnh, vi rút trong giống tiêu lươn rất thấp) vừa tạo sự bền vững cho vườn tiêu vừa giảm giá thành đầu tư ban đầu và bà con nên trồng từ nguồn vốn tự có, tránh vay vốn ngân hàng để trồng tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Những cây trụ sống nên trồng là hai cây thuộc họ đậu, ít tranh chấp chất dinh dưỡng với cây tiêu như cây muồng đen, cây keo; ngoài ra bà con cũng có thể trồng bằng cây gòn xanh, cây xoang…
Để phát triển cây tiêu theo hướng bền vững, giúp người dân tiếp cận tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại rất cần nhiều mô hình trình diễn và thực hiện nhiều đề tài để người nông dân định hướng và thực hiện có hiệu quả hơn.
Quang Tấn
Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, hiện đa số diện tích tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung chủ yếu sử dụng trụ gỗ và trụ bê tông để trồng không có bóng che và tưới nước theo kiểu truyền thống (tưới dí). Cách tưới này cần phải làm bồn cho tiêu trong mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì nó sẽ gây ứ nước, ngập úng, độ ẩm cao và đây là môi trường thuận lợi cho nấm Phytopthra sp, các loại rệp sáp, tuyến trùng gây hại (gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu những năm qua) sinh trưởng và phát triển mạnh. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, góp phần phát triển cây tiêu theo hướng bền vững thì người dân cần phải thay đổi nhận thức về canh tác.
Theo đó, người dân cần trồng tiêu theo hướng trồng cạn, có lên luống, đặc biệt nên trồng cây che phủ cho đất như cây lạc dại, vừa chống xói mòn, rút nước nhanh trong mùa mưa, giữ ẩm trong mùa nắng, vừa tăng sinh khôi hữu cơ và tăng thêm dinh dưỡng cho đất. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học, các thuốc trị sâu bệnh bằng sản phẩm sinh học nhằm đảm bảo được tính cân bằng sinh thái, tăng độ phì và độ tơi xốp cho đất; phân hóa học chỉ là để hỗ trợ tăng năng suất, không nên quá lạm dụng-ông Bính cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Hoàng Phước Bính cũng khuyến cáo trường hợp bà con muốn trồng mới thì cần chọn đất thật kỹ; đất phải thoát nước tốt, lớp đất mặt độ phì tốt, điều kiện nước thuận lợi. Đặc biệt, nên trồng tiêu bằng trụ sống và sử dụng giống tiêu lươn (vì tỷ lệ mầm bệnh, vi rút trong giống tiêu lươn rất thấp) vừa tạo sự bền vững cho vườn tiêu vừa giảm giá thành đầu tư ban đầu và bà con nên trồng từ nguồn vốn tự có, tránh vay vốn ngân hàng để trồng tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Những cây trụ sống nên trồng là hai cây thuộc họ đậu, ít tranh chấp chất dinh dưỡng với cây tiêu như cây muồng đen, cây keo; ngoài ra bà con cũng có thể trồng bằng cây gòn xanh, cây xoang…
Để phát triển cây tiêu theo hướng bền vững, giúp người dân tiếp cận tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại rất cần nhiều mô hình trình diễn và thực hiện nhiều đề tài để người nông dân định hướng và thực hiện có hiệu quả hơn.
Quang Tấn
0 comments: