Hỏi đáp về Trồng cây hồ tiêu và các loại cây trồng trên đất đỏ bazan?

Một số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực trồng trọt như: Trồng 1600 gốc tiêu, đang ra bông đồng loạt khoảng 15phân. Xin hỏi đổ thuốc phòng tuyến trùng rễ có ảnh hưởng đến trái không?; Trồng tiêu ác và tiêu lươn thì tiêu nào có giá trị hơn? Đất đỏ bazan nên trồng xen vào cây màu gì?... đã nhận được câu trả lời từ chuyên gia.

Câu hỏi:



Ảnh minh họa

Chị Lê Thị Lý, 0984794836, TT Kon Dơng - Mang Yang- Gia Lai hỏi: Trồng 1600 gốc tiêu, đang ra bông đồng loạt khoảng 15 phân. Xin hỏi đổ thuốc phòng tuyến trùng rễ có ảnh hưởng đến trái không?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Trong lúc cây hồ tiêu đang ra bông, chị Lý và bà con không nên tác động bất cứ biện pháp nào làm ảnh hưởng đến rễ cây kể cả việc tưới nước thuốc trừ tuyến trùng, mà nên tưới trước khi cây ra hoa khoảng 1-2 tháng hoặc sau khi hoa quả đã ổn định. Hoặc tưới cùng với khi bón phân hữu cơ cho cây hồ tiêu. Tốt nhất là nên tưới nước thuốc cho cây vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, lúc nàymật độ tuyến trùng đang tăng cao.

Câu hỏi:

TS Đinh Văn Đức cũng sẽ có câu trả lời cho câu hỏi của chị Nguyễn Thị Hợi, 01697481159, Lâm Hà - Lâm Đồng. Nội dung câu hỏi như sau: Trồng tiêu ác và tiêu lươn thì tiêu nào có giá trị hơn? Đất đỏ bazannên trồng xen vào cây màu gì?

Trả lời:

Chị Hợi thân mến, trồng tiêu bằng cành dây lươn sẽ cho hiệu quả hơn.

Nếu trồng bằng hom cành thì cây cho trái sớm trong vòng 1 năm sau khi trồng. Cây phát triển chậm không leo mà mọc thành bụi nên không không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8 năm) cho nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho sản xuất.

Nếu trồng bằng cây giống nhân từ hom cành lươn, cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho chuyên canh. Hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.

Cũng theo TS Đinh Văn Đức Trồng cây hồ tiêu trên đất đỏ Bazan, thời kỳ đầu khi cây hồ tiêu còn nhỏ nên trồng xen vào vườn các loại cây ngắn ngày họ đậu vào giữa khoảng cách các hàng và trụ tiêu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo tăng độ phì cho đất vừa chống cỏ dại,...

Câu hỏi:

Anh Hoàng Văn Vương, 01652465979, Vĩnh Tuy - Bắc Quang - Hà Giang hỏi: Cam sành 10 tuổi bị khô đầu cành và rụng lá , phun thuốc Anvin và đồng đỏ thì có tác dụng không?

Trả lời:

Thưa anh Vương. Theo TS Đinh Văn Đức, cây cam sành của gia đình anh bị khô đầu cành và rụng lá. Anh phun thuốc đồng đỏ cũng có tác dụng nhưng hiệu quả đạt được không cao.

Tốt nhất anh nên phun các thuốc như BAVISTIN 50 FL(SC), CARBENVIL 50 SC, APPENCARB SUPER 50 FL HOặC EPOLISTS 80 WP,….Anh lưu ý sửdụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Câu hỏi:

Anh Đỗ Như Huân, 01259498952, Đông Kết - Khoái Châu - Hưng Yên hỏi: Chanh tứ mùa trồng được hơn 3 năm rồi mà vẫn chưa có quả. Tôi mua mắt giống ở trại giống Sơn La. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo sự lý giải của TS Đinh Văn Đức, nguyên nhân cây chanh tứ thì ra hoa chậm có thể do mắt ghép đã lấy trên các cành vượt hoặc do kỹ thuật chăm sóc làm cây sinh trưởng quá mạnh nên cây chưa ra hoa.

Vào trước mùa cây chanh ra hoa khoảng 1 tháng, anhHuân đào đứt một số rễ cây thì sau khoảng 1 tháng cây sẽ ra hoa.

Nếu ghép bằng mắt của cành vượt cần phải chờ thên 1-2 năm nữa cây mới có thể ra hoa.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Chiến, 01643733211, Sóc Sơn - TP Hà Nội hỏi: địa chỉ bán giống các loại nấm ở nơi gần chất lượng?

Trả lời:

Để mua được giống nấm đảm bảo sạch bệnh và chất lượng tốt, anh có thể liên hệ trực tiết với:
Trung tâm công nghệ sinh học, viện di truyền Việt Nam

Địa chỉ: KM 2 - Đường Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế Từ Liêm- Hà Nội

Số điện thoại: 043. 7543 198 ; 043. 544712.

Tại đây, anh bà con sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc nấm.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Viết, 0914418550, Tân Văn - Lâm Hà -Lâm Đồng hỏi: Mua hạt giống cây dâu tằm ở đâu?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Cây dâu tằm có thể nhân giống bằng gieo hạt nhưng thường chỉ áp dụng cho công tác chọn tạo giống, còn trong sản xuất nhân giống để trồng bằng phương pháp vô tính (giâm hom cây dâu). Vì vậy để mua giống dâu tằm tại Lâm Đồng, anh Viết đến địa chỉ sau đây:

Tổng công ty dâu tằm tơ

Địa chỉ: số 20 Quang Trung, Phường 2, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng

Điện thoại: 0633864047



Xin được nhắc lại địachỉ cung cấp giống cây dâu tằm:

Tổng công ty dâu tằmtơ

Địa chỉ: số 20 QuangTrung, Phường 2, TX. Bảo Lộc,Lâm Đồng

Điện thoại: 0633864047

Gọi điện đến chươngtrình anh Viết cũng hỏi thêm: Vườn cà phê có nhiều cây tre rừng mọc thì khắcphục như thế nào?

TS Đinh Văn Đức cũng tư vấn cho câu hỏi này như sau: Để khắc phục các cây tre rừng mọc trong vườntrồng cà phê, tốt nhất là phải đào bỏ triệt để các gốc tre. Hoặc cũng có thể để như vậy đến khi cây cà phê lên tốt cùng với các cây che bóng sẽ che khuất ánh sáng, cây tre sẽ không mọc được nữa.

Câu hỏi:

Chị Trương Thị Dương,01639841588, Đông Mai - Yên Hưng - Quảng Ninh hỏi: 1 sào đậu đũa bị những con màu đen to bằng cọng tóc bám, làm cho ngọn bị teo, nhiều nhánh hoa có màu rỉ sắt, có hiện tượng chết dây khoảng 30%, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không thấy tiến triển. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục ?

Trả lời:

Theo mô tả của chị Dương, TS Đinh Văn Đức cho rằng cây đậu đũa bị bọ phân gai đen gây hại và bệnh trên hoa là bệnh rỉ sắt, bệnh do nấm gây ra.

Cách khắc phục như sau:

Đối với bọ phân đen, chị sử dụng các thuốc như MAP GREEN 6AS, 10 AS; OSHIN 20 WP; BIOSUN 3 EW;ACTARA 25 WG,...để phun trừ.

Đối với bệnh rỉ sắt sửdụng các thuốc như: NEW KASURAN 16.6WP, TILT 250 ND, TILT SUPER 300 EC,...đểphun trừ.

Sau khi phun thuốc cầnchú ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Câu hỏi:

Anh Vàng Văn Vương, 0912217635, Xuân Quang - Bảo Thắng - Lào Cai hỏi: Củ đậu giống của Trung Quốc đã trồng vụ đầu, hỏi có thể để giống lại sang vụ sau được không?

Trả lời:

Theo TS Đinh Văn Đức, cây củ đậu giống Trung Quốc trồng vụ đầu, khi cây mọc để cho ra hoa kết quả và quả già thì thu hoạch để giống trồng cho năm tiếp theo được. Còn hạt giống trồng trong năm không hết thì các hạt giống này không để làm giống cho vụ trồng năm sau được.

0 comments: