Chư Sê là vùng chuyên canh hồ tiêu nổi tiếng Việt Nam, diện tích hơn 2.200 ha, có thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê”. Thời gian qua, nhờ giá tiêu tăng cao, đã từng bước đưa đời sống của nhiều hộ dân..
Nhìn vườn tiêu đang tưới nước xanh um, ông Nguyễn Tấn Hùng-thôn 7,
xã Ia Plang, huyện Chư Sê (Gia Lai) nói đầy lo âu: “Các chú thấy đấy tiêu xanh
tốt như vậy không phải mừng đâu, nó chết bất đắc kì tử lắm, trồng tiêu như
người ngồi trên đống lửa vậy, thấp thỏm không yên. Năm ngoái vườn nhà tôi bỗng
nhiên hơn 200 trụ đang xanh tốt, sáng hôm sau đã vàng khè, khô cháy mà không
biết lý do vì sao. Bất lực nhìn tiêu chết hàng loạt mà không có phương thuốc
nào cứu chữa, cũng may mà trời thương chứ không là chết hết cả vườn”.
Ông Hùng vừa nói vừa chỉ tay sang vườn nhà hàng xóm: Nhà bà Hà Thị
Điển năm ngoái trắng tay vì trồng hơn 1.000 trụ tiêu đang thời kỳ thu hoạch
bỗng chốc không còn gì do bệnh đóm lá, chết nhanh, chết chậm gây ra. Trồng tiêu
như chơi số đề vậy, nhiều người giàu vì tiêu, nhưng cũng mạt vì tiêu. Bà Điển
đầu tư mấy trăm triệu đồng trồng hơn nửa ha tiêu, chưa kịp mừng vì tiêu tăng
giá giờ đã lâm nợ do tiêu chết.
Tiêu chết, nỗi lo của người trồng. Ảnh: Huỳnh Kiên
Tiêu chết lây lan rất nhanh, nhưng không có biện pháp để phòng
trừ. Đó là điều mà những người nông dân đang khốn đốn không biết xử lý sao.
Không những thế người trồng tiêu ở “thủ phủ hồ tiêu” Chư Sê cũng lo lắng vì
tiêu mất mùa, giá tiêu có xu hướng giảm, nhưng nhân công, vật tư tăng, gây khôn
đốn cho người trồng tiêu. Cùng kỳ này năm ngoái giá tiêu dao động từ 125.000
đồng đến 130.000/kg, thì năm nay chỉ còn từ 110.000 đồng đến 120.000/kg.
Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ
tiêu Chư Sê, qua khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đầu tháng 3-2013 tại 2
huyện Chư Sê và Chư Pưh, sản lượng hồ tiêu giảm so với cùng kỳ năm trước từ 25%
đến 30%. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ha tiêu mất từ 150 triệu đồng đến 200
triệu đồng, nông dân cả tỉnh mất khoảng 700 tỷ đến 1.000 tỷ đồng từ doanh thu
hồ tiêu do mất mùa. Diện tích trồng mới hàng năm không ngừng gia tăng, song sản
lượng hồ tiêu tỉnh Gia Lai mấy năm qua không tăng do số tiêu chết cũng tương
đương với diện tích trồng mới.
Đến cuối năm 2012 diện tích hồ tiêu toàn tỉnh là 7.306 ha, vượt
gần 2.000 ha so với quy hoạch (trong đó diện tích hồ tiêu kinh doanh có hơn
5.400 ha). Tổng sản lượng hồ tiêu năm 2012 hơn 24.000 tấn, doanh thu hơn 2.500
tỷ đồng, thì năm nay ước chỉ còn 17.000-18.000 tấn.
Giá hồ tiêu những năm gần đây tăng vọt, là cây công nghiệp top đầu
đem về doanh thu cho Gia Lai. Người trồng hồ tiêu dễ giàu, vì vậy số diện tích
hồ tiêu ở Gia Lai không ngừng tăng nhanh. Nhiều vùng đất được coi là không phù
hợp với hồ tiêu, song người dân phá bỏ cây cà phê, cây điều đang trong thời kỳ
kinh doanh để chạy theo hồ tiêu.
Hồ tiêu đem lại doanh thu lớn song… bất
ổn. Ảnh: Huỳnh Kiên
Chư Sê là vùng chuyên canh hồ tiêu nổi tiếng Việt Nam, diện tích
hơn 2.200 ha, có thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê”. Thời gian qua, nhờ giá tiêu tăng
cao, đã từng bước đưa đời sống của nhiều hộ dân không chỉ người Kinh, mà cả các
dân tộc ít người ở Chư Sê như: Jrai, Bahnar… thoát nghèo, vươn lên làm giàu,
“đổi đời” trở thành triệu phú, nhà cửa khang trang. Nói như anh Huỳnh Anh Tuấn
ở thôn 6, xã Ia Blang, huyện Chư Sê: “Trồng tiêu là cây vàng trong nông
nghiệp”.
Tuy nhiên, hiện nay để
trồng hồ tiêu mỗi ha cần đến 500-600 triệu đồng vốn, chưa kể tiền đất. Trồng
tiêu vốn lớn, song cho đến nay dịch bệnh trên cây hồ tiêu vẫn là vấn đề bất khả
kháng đối với người trồng hồ tiêu.
Để hồ tiêu phát triển
bền vững, trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông
dân, để người trồng hồ tiêu yên tâm không lo mất vốn, rất cần sự vào cuộc của
các nhà khoa học, các nhà quản lý.
Hồ tiêu là loại cây trồng cho
doanh thu hàng đầu hiện nay ở nước ta, mỗi ha hàng năm cho doanh thu từ 700
triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia xuất khẩu hồ
tiêu số 1 thế giới. Tuy nhiên, người trồng hồ tiêu vẫn phấp phỏng nỗi lo mất
mùa, dịch bệnh khiến không ít người trắng tay.
|
Theo GLO
0 comments: