Xây dựng thương hiệu cho Hàng nông sản Việt Nam

Trong những năm vừa qua nước ta luôn là nước nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chỉ thua Thái Lan về xuất khẩu gạo, bên cạnh đó các loại trái cây của Việt Nam như chè, nhãn, bưởi, thanh long…luôn là các mặt hàng đặc sản đối với khu vực Châu Âu và Mỹ. Có thể nói nông sản Việt Nam rất có tiềm năng trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên một thực tế hiện nay là hơn 90% lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu của nước khác. Chính vì điều đó mà sản phẩm nông sản Việt chưa có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù sản lượng xuất khẩu lớn nhưng thực tế giá thành và lợi nhuận thu về lại rất thấp. Đối với thị trường nội địa, hơn 80% các sản phẩm nông sản được tiêu thụ chưa hề có nhãn hiệu. Vấn đề kiểm định và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng như việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề “nóng” của xã hội.
1.    Những mặt hàng nông sản nên đầu tư thương hiệu
Những mặt hàng nông sản mà người dân ở 4 thành phố chính thường mua nhất là các loại rau, thịt gia súc, trái cây & gạo. Tuy nhiên, 3 loại nông sản mà người tiêu dùng thường mua loại có nhãn hiệu là gạo/nếp, cà phê và nước mắm. Đây là cơ hội cho các loại rau, thịt gia súc và trái cây có nhãn hiệu phát triển.
Gạo:
Đa số người tiêu dùng đề cho rằng mình đang sử dụng những loại gạo có thương hiệu. Nhưng trên thực tế loại gạo họ đang sử dụng là gạo chưa có thương hiệu. Đây chỉ là đặc sản gạo ở từng địa phương.
Trái cây
Những loại trái cây có thể đầu tư thương hiệu: 
-       HCM: Bưởi (42%), xoài (42%), dưa hấu (38%)
-       Hà Nội: Cam (45%), Bưởi (52%), Dưa hấu (38%)
-       Đà Nẵng: Cam (73%), Bưởi (53%), Xoài (52%)
-       Cần Thơ: Cam (32%), Xoài (32%), Dưa hấu (28%)
Rau củ
Những loại rau củ có thể đầu tư thương hiệu:
-       HCM: rau muống, rau cải, rau dền, cà rốt, rau xà lách, khoai tây.
-       Hà Nội: Rau muống, rau cải, hành lá,rau dền, khoai tây, rau cần.
-       Đà Nẵng: rau muống, rau cải, rau xà lách, rau dền, rau lang, cà rốt.
-       Cần Thơ: rau muống, rau cải, rau xà lách, hành lá, cà rốt, khoai tây.
2.    Người tiêu dùng sẵn sàng đón nhận các sản phẩm có thương hiệu
Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi về việc sử dụng những sản phẩm nông sản có thương hiệu thì 85 % trong số những người được hỏi đều chấp nhận sẽ trả mức giá chênh lệch từ 5% đến 10% để mua được những mặt hàng này. Thậm chí mức giá có thể chênh lệch đến khoảng 13% cũng có thể đáp ứng được khoàng hơn 50% số người tiêu dùng. Như vậy, người tiêu dùng rất sẳn lòng chi trả một mức giá đắt hơn để mua được sản phẩm có thương hiệu và đủ độ tin tưởng.
3.    Tiêu chuẩn thương hiệu cho hàng nông sản
Một thực tế hiện nay trên thị trường là việc tìm mua được một đặc sản thực sự đảm bảo chất lượng và đúng nguồn gốc xuất xứ vẫn là một sự “đánh đố” đối với người tiêu dùng. Hàng nông sản bán trên thị trường hầu như không được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống và chưa được kiểm soát chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Ngay cả các mặt hàng nông sản được bán trong các hệ thống siêu thị.
Theo đánh giá của người tiêu dùng, một hàng nông sản khi xây dựng thương hiệu phải đảm bảo:
Tác giả bài viết: VAGRIMEX.COM

0 comments: