Phòng trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ trên cây hồ tiêu


Phòng trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ trên cây hồ tiêu

Phòng trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ trên cây hồ tiêuGiatieu.com xin giới thiệu qui trình phòng và trị bệnh chết nhanh, vàng lá, thối rễ chủ yếu do nấm gây hại trên cây hồ tiêu bằng thuốc đặc trị Agri-fos 400. Thuốc do Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học DONA –TECHNO phân phối.

I. Xử lý hom giống cho vườn ươm:

Đất vào bầu: trộn hỗn hợp tro trấu, phân hữu cơ hoai mục, đất, sau đó vào bầu.
Tạo khoảng cách thông thoáng cho vườn ươm. Quản lý việc tưới nước (không làm úng nước).
Hom giống sau khi cắt xong ngâm vào trong dung dịch Agri-fos 400 nồng độ 40ml thuốc vào 8 lít nước từ 5-10 phút sau đó đem đi cắm vào bầu. Nếu trồng bằng dây ác thì sau khi cắt xong cũng đem ngâm vào trong dung dịch trên, sau đó mới đưa đi trồng.

II. Bệnh hại trên cây hồ tiêu:

1/ Bệnh chết nhanh:
Đây là bệnh rất nguy hiểm làm cây tiêu chết cây hàng loạt, gây mất trắng hoặc giảm năng suất trầm trọng. Nông dân gọi là bệnh chết nhanh.
+ Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do nấm Phytophthora gây ra làm cây tiêu chết rất nhanh.
+ Triệu chứng:
- Các chồi mầm không phát triển, lá chuyển màu vàng úa. Sau đó rụng đốt dần từ trên xuống, tiếp đó lá rụng đồng loạt và cây chết.
- Cũng có trường hợp cây tiêu vàng úa và chết rủ đột ngột không kịp rụng đốt.
- Cây tiêu bị bệnh thường phần thân tiếp giáp mặt đất bị thối, rễ tơ bị thối, nấm hại thân, cuống lá, cuống chùm quả.
- Nấm phá hoại mạch dẫn của thân, rễ làm thân, rễ thối nhũng chảy nhựa trơn nhớt, có mùi hơi tanh.
- Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa (nhất là vào thời điểm mưa dầm) do lúc này nhiệt độ thấp và ẩm độ trong vườn quá cao, vườn tiêu luôn ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm
Phytopthora tấn công và gây hại.
- Bệnh phát triển rất nhanh: Từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu đến khi cây tiêu héo rủ và chết chỉ trong vòng 10-15 ngày.
2/ Bệnh chết chậm:+ Tác nhân và điều kiện gây hại: Do rệp sáp, tuyến trùng Meloidogyne incognita tấn công vào bộ rễ cây tiêu trong thời gian dài, làm bộ rễ bị tổn thương và khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) các loại nấm trong đất như: Rhizoctonia sp. Fusarium sp. Pythium sp…. sẽ xâm nhập qua vết thương, gây hại bộ rễ của cây tiêu.
+ Triệu chứng: Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, lá nhạt màu hoặc biến vàng, các lá hoa và quả rụng dần từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần từ trên xuống, gốc thối, bó mạch của thân cành hóa nâu, nấm gây hại tồn tại trong đất nên bệnh phát sinh cục bộ, lan dần.
3/ Bệnh thán thư:+ Tác nhân và điều kiện gây hại: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiên nóng ẩm, chăm sóc vườn kém, bón phân không đầy đủ và không cân đối, lượng nước tưới không đảm bảo trong mùa khô.
+ Triệu chứng: Bệnh gây hại đọt non, lá, hoa, quả, thân, cành. Vết bệnh đốm vàng nhạt trên lá, đọt, hoa, quả, sau đó vết bệnh hóa nâu đen. Đốm bệnh tròn hay không đều, kích thước 4-6 cm. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen bao quanh, phân rõ mô bệnh và mô khỏe. Bệnh làm bông hạt khô đen lan sang dây nhánh dẩn đến khô cành rụng đốt.

III. Phương pháp phòng và trị:  (cho cả 3 loại bệnh trên)

1/ Các biện pháp tổng hợp: Biện pháp hữu hiệu là áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ sớm và toàn diện.
Trồng tiêu ở những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt như: đất bazal, đất thịt pha cát…, không nên trồng sâu dễ gây úng nước thối rễ. Nguy cơ này không chỉ xảy ra đối với cây trồng ở vùng thấp trũng mà còn xảy ra ở những vùng cao do làm bồn sâu không thoát nước trong mùa mưa.
Làm bờ mương ngăn không cho nước chảy tràn từ vườn này sang vườn khác.
Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa toàn bộ cành cấp từ mặt đất lên 25cm, để bồn tiêu luôn luôn được thông thoáng. Cắt tỉa, thu dọn toàn bộ cành lá bị bệnh và đưa đi thiêu hủy.
Quản lý tốt việc tưới nước, không để thiếu nước trong mùa nắng và ngập úng trong mùa mưa.
Phytophthora là vi sinh vật thủy sinh do đó chúng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, nên việc khai mương, thoát nước tốt góp phần làm giảm nguy cơ phát triển của dịch bệnh.
Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhằm kích thích một số nấm đối kháng với Phytophthora phát triển, việc thiếu sót khi bón phân hữu cơ không hoai mục sẽ góp phần gia tăng nấm bệnh. Xây dựng vành đai cây chắn gió, cây chịu gió và cây che bóng tạo môi trường sinh thái tốt cho vườn tiêu.
Xử lý triệt để tuyến trùng bằng Vimoka hoặc Nocap, rệp sáp bằng Suppracide hoặc Suprathion hằng năm.
Bón phân vườn tiêu cân đối, hợp lý, đầy đủ vi lượng, chú ý bón Ca, Mg.
2/ Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc đặc trị nấm Agri-fos 400Thuốc Agri-fos 400 có tác dụng tốt để phòng và trị bệnh chết nhanh, vàng lá thối rễ trên cây hồ tiêu. Đồng thời trong thành phần của thuốc có chứa hàm lượng dưỡng chất như: Lân và Kali, giúp tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sau khi sử dụng thuốc, tăng năng suất và chất lượng hạt tiêu.
a/ Phòng bệnh:Tưới gốc: Dùng thuốc Agri-fos 400 pha 20ml vào 4 lít nước cho 1 gốc tiêu. Tưới toàn bộ vùng rễ và đoạn thân tiếp giáp mặt đất..
Phun qua lá: Dùng thuốc Agri-fos 400 pha 2,5ml vào 1 lít nước, phun ướt đều toàn bộ thân, lá và gốc tiêu.
Việc phòng bệnh thực hiện khoảng 3 tháng/lần vào mùa khô và 1 tháng/lần vào mùa mưa.
b/ Trị bệnh:
- Làm vệ sinh vườn tiêu (cào sạch cỏ rác, cành, lá và dây tiêu chết trong vườn đưa đi tiêu hủy).
- Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc ra đến tán, sâu từ 3 -5cm tùy theo trồng sâu hay cạn.
Tưới gốc: Pha 250ml thuốc Agri-fos 400 + 500g Mancozeb hoặc Difomate + 100g Foraxyl + 12,5g Fetrilon-Combi cho 100 lít nước tưới toàn bộ vùng rễ và đoạn thân tiếp giáp mặt đất của 25 gốc tiêu (4lít/ gốc).
Phun qua lá: Song song với việc tưới gốc, chúng ta tiến hành phun trên thân và lá với nồng độ sau: 500ml Agri-fos 400 + 500g Mancozeb hoặc Difomate + 100g Foraxyl + 12,5g Fetrilon-Combi pha 100 lít nước phun đều toàn bộ thân và lá (Phun kỹ đoạn thân từ mặt đất đến 2 mét).
Việc tưới gốc và phun qua lá phải tiến hành 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Sau khi trị lần 3 khoảng 15 ngày tiến hành chăm sóc vườn tiêu như bình thường.
3/ Chú ý khi dùng thuốc:- Phải thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện kịp thời khi cây vừa chớm bệnh (nếu một phần cổ rễ cây tiêu bị thối nhũn, khi sử dụng thuốc sẽ có tác dụng ngăn chặn và khả năng phục hồi là rất lớn. Nếu để cây nhiễm bệnh nặng gốc rễ thâm đen hư thối, chảy nhựa trơn nhớt thì khả năng phục hồi khi sử dụng thuốc là rất thấp).
- Phải tưới nước đủ ẩm trước khi sử dụng thuốc nếu không tiêu sẽ rụng đốt và có thể chết do thiếu nước.
- Không phun thuốc trong thời kỳ tiêu đang trổ hoa nếu phun vào thời kỳ này tiêu sẽ rụng gié (chuỗi).
- Nếu phun quá nồng độ khuyến cáo cây tiêu sẽ bị cháy lá và rụng lá.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Nếu cây tiêu bị bệnh nặng, khi phun thì sẽ có hiện tượng rụng đốt nhưng sau đó cây sẽ hết rụng và hồi phục phát triển chồi lá mới.
- Trong trường hợp vườn tiêu bị úng nước, việc xử lý thuốc Agri-fos 400 sẽ không mang lại hiệu quả. Do cây tiêu không phát triển được bộ rễ dẫn đến cây tiêu sẽ chết dần.

0 comments: