Vừa qua, lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri các huyện, thị về chuyên đề “tam nông”, nhiều nông dân bày tỏ lo ngại trước thông tin hồ tiêu có khả năng dư thừa nếu tiếp tục tăng diện tích. Một số nông dân chia sẻ với Người nông thôn (NNT) tui:
- Hiện giá hạt tiêu đang cao ngất ngưởng, nhưng nông dân tụi tui lại nghe nói cây tiêu báo động đỏ, có khả năng thừa dẫn đến giá giảm mạnh, hổng biết thực hư ra sao?
- Theo NNT tui được biết thì đây là lời cảnh báo của một thành viên trong Hiệp hội Hồ tiêu thế giới. Vì 3 năm nay, giá nhiều nông sản giảm mạnh, riêng tiêu vẫn ở mức khá cao, giúp nông dân lời nhiều nên nhiều nước tăng diện tích trồng tiêu, trong đó có Việt Nam.
- Mấy năm nay cà phê, điều, trái cây luôn rớt giá, chỉ có tiêu giữ giá từ 120-150 ngàn đồng/kg nên nông dân tụi tui chuyển qua trồng tiêu là đương nhiên.
- Chạy theo những cây có giá không phải là giải pháp hay. Nhiều năm dõi theo bà con nông dân, NNT tui thấy cứ cây nào có giá bà con ồ ạt trồng, đến khi được thu hoạch giá lại giảm, vì cung vượt cầu.
- Nông dân tụi tui cũng đành phải liều thôi chứ trồng cà phê, điều, trái cây 2-3 năm lại đây giá bấp bênh, có năm thu chỉ huề vốn.
- NNT tui nghe Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn thông báo diện tích tiêu của Việt Nam đã vượt xa báo động. Cụ thể, ngành này quy hoạch diện tích trồng tiêu cả nước khoảng 50 ngàn hécta. Nhưng hiện diện tích trồng tiêu trong nước đã tăng lên 62 ngàn hécta.
- Theo nông dân tụi tui, diện tích tiêu đã vượt xa báo động, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn phải khuyến cáo người dân ngừng lại chứ?
- NNT tui được biết, hiện nay từ cấp xã đến cấp tỉnh đều có quy hoạch diện tích trồng trọt và loại cây trồng thích hợp. Song nhiều bà con mình đâu có làm theo.
- Nông dân tụi tui nghĩ quy hoạch vùng nào trồng cây gì thích hợp thì phải thường xuyên thông báo, tuyên truyền người dân mới biết để thực hiện. Bên cạnh đó, phải có cảnh báo sản lượng, nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai gần, tương lai xa. Nếu biết được loại nông sản nào đó cung có khả năng vượt cầu và giá sẽ giảm, nông dân tụi tui chả dại gì trồng.
- NNT tui thấy đúng là công tác dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ của nước mình còn kém. Do đó, bà con nông dân mình nhiều khi lựa chọn cây trồng không phù hợp dẫn đến gặp nhiều rủi ro hơn.
- Theo NNT tui được biết thì đây là lời cảnh báo của một thành viên trong Hiệp hội Hồ tiêu thế giới. Vì 3 năm nay, giá nhiều nông sản giảm mạnh, riêng tiêu vẫn ở mức khá cao, giúp nông dân lời nhiều nên nhiều nước tăng diện tích trồng tiêu, trong đó có Việt Nam.
- Mấy năm nay cà phê, điều, trái cây luôn rớt giá, chỉ có tiêu giữ giá từ 120-150 ngàn đồng/kg nên nông dân tụi tui chuyển qua trồng tiêu là đương nhiên.
- Chạy theo những cây có giá không phải là giải pháp hay. Nhiều năm dõi theo bà con nông dân, NNT tui thấy cứ cây nào có giá bà con ồ ạt trồng, đến khi được thu hoạch giá lại giảm, vì cung vượt cầu.
- Nông dân tụi tui cũng đành phải liều thôi chứ trồng cà phê, điều, trái cây 2-3 năm lại đây giá bấp bênh, có năm thu chỉ huề vốn.
- NNT tui nghe Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn thông báo diện tích tiêu của Việt Nam đã vượt xa báo động. Cụ thể, ngành này quy hoạch diện tích trồng tiêu cả nước khoảng 50 ngàn hécta. Nhưng hiện diện tích trồng tiêu trong nước đã tăng lên 62 ngàn hécta.
- Theo nông dân tụi tui, diện tích tiêu đã vượt xa báo động, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn phải khuyến cáo người dân ngừng lại chứ?
- NNT tui được biết, hiện nay từ cấp xã đến cấp tỉnh đều có quy hoạch diện tích trồng trọt và loại cây trồng thích hợp. Song nhiều bà con mình đâu có làm theo.
- Nông dân tụi tui nghĩ quy hoạch vùng nào trồng cây gì thích hợp thì phải thường xuyên thông báo, tuyên truyền người dân mới biết để thực hiện. Bên cạnh đó, phải có cảnh báo sản lượng, nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai gần, tương lai xa. Nếu biết được loại nông sản nào đó cung có khả năng vượt cầu và giá sẽ giảm, nông dân tụi tui chả dại gì trồng.
- NNT tui thấy đúng là công tác dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ của nước mình còn kém. Do đó, bà con nông dân mình nhiều khi lựa chọn cây trồng không phù hợp dẫn đến gặp nhiều rủi ro hơn.
Người Nông Thôn
0 comments: