Tiêu chết, nhà nông Gia Lai mất 500 tỷ đồng

Vừa hết mùa mưa, nắng lên là tiêu đã bắt đầu đổ vàng, rụng lá rồi chết. Nhiều hộ đang khấm khá bỗng thành tay trắng, ôm thêm đống nợ khổng lồ.

Nông sản rớt giá - Nguy cơ thiếu lương thực cuối năm Vừa hết mùa mưa, nắng lên là tiêu đã bắt đầu đổ vàng, rụng lá rồi chết. Nhiều hộ đang khấm khá bỗng thành tay trắng, ôm thêm đống nợ khổng lồ. Tiêu, điều... vỡ trận Tiêu làm cay mắt của người trồng 

"Xót lắm chú ơi" -ông Bùi Văn Khánh, thôn 5, xã Ia Pal (Chư Sê, Gia Lai) than thở dẫn chúng tôi thăm vườn tiêu nhà ông. Bắt đầu trồng tiêu từ năm 2.000, gia đình ông Khánh có hơn 2.000 trụ, nhưng hiện đã chết gần hết, chỉ còn mấy trăm trụ. Oái ăm ở chỗ là chỉ một thời gian nữa thôi là tiêu cho thu hoạch, tiềnđầu tư cả năm cũng bị mất, nợ tiền đầu tư phân bón, thuốc ở đại lý là không thể tránh khỏi. Cùng chung cảnh ngộ với ông Khánh, ở thôn 5 của ông có 128 hộ thì hộ nào cũng có tiêu chết vài chục trụ, nhiều thì vài trăm trụ. 

Theo thống kê của Trưởng thôn 5, xã Ia Pal Vũ Văn Quyến, cả thôn có khoảng 50ha tiêu (99.000 trụ), cuối tháng 11 vừa rồi đã có hơn 10.000 trụ tiêu chết, bây giờ đã lên đến hơn 12.000 trụ và tiêu vẫn đang tiếp tục bị chết. 

Điều đáng nói ở đây là việc nhiều hộ dân trồng tiêu thì mờ mắt trước lợi nhuận của cây hồ tiêu mang lại (hiện giá vào khoảng 175.000 đồng/kg) đã vay tiền ngân hàng để đầu tư trồng, giờ tiêu chết không biết lấy gì để trả nợ. Như thôn 5, xã Ia Pan thì hầu như 100% số hộ vay tiền ngân hàng. Hộ vay ít thì tầm 40-50 triệu đồng như anh Bùi Văn Thinh, anh Nguyễn Ngọc Ngân, nhiều thì phải kể đến anh Nguyễn Văn Phươngvay 200 triệu đồng để đầu tư trồng tiêu. Anh Phương đầu tư trồng 3 vườn, gần 4.000 trụ thì đã chết trắng 1 vườn khoảng 600 trụ. 

Khó khăn phải nói đến hộ anh Bùi Văn Thinh, hai vợ chồng trẻ, con còn nhỏ, tích cóp vay ngân hàng 50 triệu đồng để trồng thì nay chẳng còn trụ nào. Bao nhiêu tiền tích cóp mấy năm qua đổ vào đầu tư phút chốc tan biến, trở thành trắng tay. Cũng đang lo vì khoản nợ 70 triệu đồng vay của ngân hàng, bà Trần Thị Lan than: "Tiêu chết thiệt thì thiệt rồi, chúng tôi mong ngân hàng thư thả cho chúng tôi để có điều kiện trả nợ dần". 

Tính đến ngày 21.11 theo báo cáo của Sở NNPTNT Gia Lai, tiêu chết nhiều thuộc về các huyện Chư Pưh 54,3ha, Chư Prông 94ha, Chư Sê 74ha, Đức Cơ 30ha... nhưng con số trên đã trở nên quá lạc hậu khi tiêu chết đồng loạt mới đây. Theo kết quả thống kê mới nhất của Phòng NNPTNT huyện Chư Pưh thì toàn huyện đã có 87ha tiêu bị chết. 

Chỉ tính riêng 4 huyện trên thì con số lên đến hàng trăm ha, nếu tính cả tỉnh Gia Lai thì con số lớn hơn rất nhiều. Hiện Sở đang tiến hành kiểm tra, thống kê kết quả tiêu chết trên địa bàn. Bình quân tiền đầu tư 1ha hồ tiêu từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 700 triệu đồng thì số tiền thiệt hại của người dân trồng tiêu ở Gia Lai vào khoảng 500 tỷ đồng. 

Theo Quốc Dinh 

Dân Việt

0 comments: