Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bình Phước: Dự án “Phát triển Sản xuất hồ tiêu bền vững” kết nối nông hộ trồng tiêu với thị trường quốc tế

Sáng qua, ngày 19/11/2013, tại Nhà khách tỉnh Bình Phước, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh phối hợp với Tổ chức SNV và Công ty Nedspice đã tổ chức hội thảo giới thiệu Dự án “Phát triển sản xuất tiêu bền vững”.

Bình Phước với gần 11.000 ha hồ tiêu, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng
Bình Phước với gần 11.000 ha hồ tiêu, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng
Tham dự hội thảo có ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; đại diện lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh; đại diện Sở Công thương, Chi cục Trồng trọt-BVTV; đại diện UBND, Trạm khuyến nông, những nông hộ tham gia dự án 02 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp; đại diện Tổ chức SNV và Công ty Nedspi
Dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững ở tỉnh Bình Phước” là sự phối hợp thực hiện đồng thời giữa Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước với Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam được triển khai tại 02 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp giai đoạn 2013-2015.
 Theo đại diện Công ty Nedspice, mức tiêu thụ toàn cầu tiêu có thể hơn 450.000 tấn/năm trong 10 năm tới (hiện nay mức tiêu thụ 350.000 tấn/năm). Việt Nam đã và đang là nước sản xuất tiêu hàng đầu thế giới.
 
Mục tiêu của dự án nhằm phát triển mô hình canh tác tiêu bền vững thoogn qua việc tập huấn cho các nông hộ trồng tiêu ở 02 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, sản xuất tiêu theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) và kết nối với thị trường quốc tế thông qua công ty Nedspice.
Khi tham gia dự án này, các nông hộ phải áp dụng 10 nguyên tắc trong tiêu chuẩn canh tác tiêu bền vững của R.A, gồm: hệ thống quản lý môi trường và xã hội; bảo tồn hệ sinh thái; bảo vệ động vật hoang dã; bảo tồn nguồn nước; đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt cho người lao động; an toàn sức khỏe nghề nghiệp; quan hệ cộng đồng; quản lý mùa vụ tổng hợp (sổ tay ghi chép cụ thể từng việc đã làm); bảo tồn và quản lý đất canh tác và quản lý rác thải tổng hợp.
Đồng thời, các nông hộ phải tham gia sản xuất, sinh hoạt theo kiểu nhóm hộ trồng tiêu, Dự án không cấp chứng nhận cho riêng 1 nông hộ, mà chứng nhận cho 01 nhóm hộ. Nếu tổ chức dự án kiểm tra ngẫu nhiên, 1 nông hộ bất kỳ trong 01 nhóm hộ, canh tác tiêu không đạt 10 nguyên tắc tiêu trên thì cả nhóm hộ không đạt tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận R.A.
Chính vì vậy, để 01 nhóm hộ đạt chứng nhận R.A là thách thức lớn đối với nông dân trồng tiêu ở Bình Phước. Nông dân phải biết làm việc nhóm, điều này hoàn toàn mới mẻ với nông dân Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung. Với 10 nguyên tắc trên, nông hộ trồng tiêu phải cố gắng thay đổi thói quen canh tác truyền thống tự nhiên để hướng tới sản xuất bền vững.
Nông hộ Trần Chí Thành, ở ấp 5, Thiện Hưng, Bù Đốp chia sẻ: “Xưa nay các hộ dân chúng tôi đã quen làm theo cách truyền thống, giờ tham gia vào sản xuất nhóm hộ tiêu bền vững, phải ghi chép tỉ mỉ, chi tiết cẩn thận từng việc từ bón phân, làm cỏ, xịt thuốc, vệ sinh vườn, … từng ngày, từng loại, từng khoản chi… rất khó, bất tiện, mất thời gian. Tuy nhiên, qua đó chúng tôi thấy có thể ghi nhớ được những khoản đầu tư, cách xử lý sâu bệnh,… để tính toán được lời lãi, nhớ được kỹ thuật cũng rất hay. Bảo hộ lao động khi phun thuốc cho cây, tốt cho sức khỏe của bản thân. Để tiêu của mình làm ra có thể xuất sang thị trường thế giới, giá sẽ cao hơn, ổn định hơn, chúng tôi khó cũng cố gắng thực hiện”.
Nông hộ Trần Chí Thành, chủ nhiệm Câu lạc bộ tiêu, phát biểu ý kiến  

Theo Ông Nguyễn Hồng Tươi, đại diện Phòng thu mua của Công ty Nedspice, mong muốn của Công ty là thu mua được nhiều sản phẩm tiêu tốt từ những người trồng tiêu tốt, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân và Công ty, kết nối nông dân trồng tiêu Việt Nam với thị trường quốc tế. 
Ông Nguyễn Hồng Tươi phát biểu tại hội thảo 
Kết quả dự án mong đợi trong 02 năm (2013-2015), có thể tập huấn và chứng nhận cho khoảng 700 hộ sản xuất tiêu ở  02 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp; cung cáp mỗi năm 1000 tấn tiêu chứng nhận cho công ty Nedspice; bước đầu thiết lập mối liên kết bền vững giữa những nông hộ trồng tiêu chứng nhận và thị trường tiêu thị; chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình canh tác tiêu bền vững trong tỉnh./.
Tác giả bài viết: Tuyết Nhung-VP Sở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét