Một chuyên gia của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) vừa cảnh báo: Diện tích hồ tiêu toàn cầu tăng mạnh khiến lượng cung sẽ cao hơn cầu và giá tiêu sẽ giảm trong năm 2015; thậm chí có thể xảy ra sự bùng nổ và phá sản về hồ tiêu. Để tìm hiểu rõ hơn, PV NNVN đã trao đổi với ông Đỗ Hà Nam (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN (VPA) về nhận định này…
Thưa ông, liệu tình trạng ồ ạt trồng tiêu tại VN cũng như nhiều nước trên thế giới sẽ dẫn đến hậu quả nhãn tiền là giá hồ tiêu toàn cầu có thể “sập” trong một vài năm tới?
Theo tôi, khi giá bán so với giá thành sản xuất cao gấp 3 - 4 lần, tức đã dựng đứng rồi, thì sự ổn định về giá bán chỉ tồn tại ở một giai đoạn nhất định. Khi người ta đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thì đương nhiên giá phải tụt xuống.
VN đã làm được một điều kỳ lạ là giữ giá tiêu cao liên tục trong 6 năm, từ 20.000 đồng/kg tăng lên tới 130.000 đồng/kg. Cũng vì giá ổn định mấy năm qua và lợi nhuận quá cao nên người người, nhà nhà cùng lao vào trồng tiêu, không chỉ ở VN mà ở rất nhiều nước trên thế giới. Tại VN, diện tích theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT là 50.000 ha, nhưng thực tế đã tăng lên trên 62.000 ha, tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thậm chí nhiều vùng thổ nhưỡng không phù hợp người ta cũng đổ xô trồng như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam…
Việc cà phê, cao su, điều đồng loạt xuống giá thì diện tích hồ tiêu sẽ còn tăng nhanh nữa, thậm chí diện tích có thể tăng gấp đôi. Khi sản lượng tăng gấp đôi mà nhu cầu tiêu dùng tăng thấp, đương nhiên về mặt quy luật, khi cung đã vượt cầu thì giá sẽ rớt. Vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào để ngăn chặn được điều này và giữ giá hồ tiêu ở mức hợp lý, đây là một bài toán khó.
Ông giải thích thế nào khi 6 năm liên tiếp diện tích hồ tiêu cứ tăng vùn vụt nhưng đến giờ giá bán vẫn cao ngất ngưởng?
Đây là một điều rất đặc biệt, chưa một nước nào làm được. Theo tôi, yếu tố đầu tiên là do VN chiếm tỷ trọng tới 50% lượng tiêu giao dịch toàn cầu; thứ 2 là nông dân trồng tiêu VN có sự thống nhất rất cao (giá xuống đồng loạt giữ hàng không bán), khi thị trường giá xuống VN thường “im lặng”. Điều này được hình thành từ kết quả của nhiều năm, ban đầu một số hộ khá giả quyết giữ hàng khi giá sụt và sau đó thu lãi lớn khi giá tăng cao. Cứ thế, số người tham gia vào việc giữ hàng các năm sau nhiều hơn năm trước và dần hình thành một cách kinh doanh đặc biệt của nông dân trồng tiêu VN.
Đến bây giờ, đời sống của người trồng tiêu đã khá lên, nông dân coi việc “găm” hàng là một trong những nghề kinh doanh. Tất cả nông dân trồng tiêu đều làm như vậy, họ không còn hoảng hốt như trước đây nữa, họ coi cây tiêu là cây làm giàu và coi nó là tiền tệ (thích thì bán, không thích thì cất đi). Thậm chí có giai đoạn nước ngoài dừng cả tháng trời không mua tiêu, nhưng nguồn hàng từ VN vẫn không hề lay động. Thậm chí qua giai đoạn “nắn gân” nhau, giá tiêu còn nhảy lên nhanh hơn, từ 120.000 lên 130.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang rất lo về sự bùng nổ diện tích và sản lượng tiêu toàn cầu. Hiện Ấn Độ có diện tích tiêu lớn nhất thế giới với 700.000 ha năng suất 3 tạ/ha, Sri Lanka 5 tạ/ha, Indonesia, Malaysia, Brazil 1 tấn/ha, còn VN cao nhất đạt 2 tấn/ha. Vì thế, khi diện tích hồ tiêu tại VN tăng nhanh thì sản lượng toàn cầu cũng sẽ tăng rất nhanh vì năng suất của ta quá cao.
Theo ông, nên làm gì để nông dân hạn chế việc mở rộng diện tích hồ tiêu đang vượt xa quy hoạch hiện nay?
VPA đã có rất nhiều văn bản khuyến cáo nên giữ diện tích hồ tiêu ở mức ổn định thị trường, nếu cứ tăng cao nữa sẽ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt là nhiều hộ dân chỉ chú trọng vào diện tích, không quan tâm đến chất lượng và phòng trừ dịch bệnh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. VPA cũng đã đề nghị Bộ NN-PTNT kêu gọi các địa phương, chỉ đạo các Sở NN-PTNT và yêu cầu các xã vận động người nông dân không phát triển “nóng”, tập trung nâng cao chất lượng để tạo sự bền vững trong sản xuất cũng như thị trường. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan báo chí thông tin nhiều hơn nữa cho người nông dân để hạn chế việc phát triển ồ ạt, tránh rơi vào tình cảnh cung - cầu mất cân đối nghiêm trọng trong thời gian tới.
Theo tôi, khi giá bán so với giá thành sản xuất cao gấp 3 - 4 lần, tức đã dựng đứng rồi, thì sự ổn định về giá bán chỉ tồn tại ở một giai đoạn nhất định. Khi người ta đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thì đương nhiên giá phải tụt xuống.
VN đã làm được một điều kỳ lạ là giữ giá tiêu cao liên tục trong 6 năm, từ 20.000 đồng/kg tăng lên tới 130.000 đồng/kg. Cũng vì giá ổn định mấy năm qua và lợi nhuận quá cao nên người người, nhà nhà cùng lao vào trồng tiêu, không chỉ ở VN mà ở rất nhiều nước trên thế giới. Tại VN, diện tích theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT là 50.000 ha, nhưng thực tế đã tăng lên trên 62.000 ha, tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thậm chí nhiều vùng thổ nhưỡng không phù hợp người ta cũng đổ xô trồng như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam…
Việc cà phê, cao su, điều đồng loạt xuống giá thì diện tích hồ tiêu sẽ còn tăng nhanh nữa, thậm chí diện tích có thể tăng gấp đôi. Khi sản lượng tăng gấp đôi mà nhu cầu tiêu dùng tăng thấp, đương nhiên về mặt quy luật, khi cung đã vượt cầu thì giá sẽ rớt. Vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào để ngăn chặn được điều này và giữ giá hồ tiêu ở mức hợp lý, đây là một bài toán khó.
Ông giải thích thế nào khi 6 năm liên tiếp diện tích hồ tiêu cứ tăng vùn vụt nhưng đến giờ giá bán vẫn cao ngất ngưởng?
Đây là một điều rất đặc biệt, chưa một nước nào làm được. Theo tôi, yếu tố đầu tiên là do VN chiếm tỷ trọng tới 50% lượng tiêu giao dịch toàn cầu; thứ 2 là nông dân trồng tiêu VN có sự thống nhất rất cao (giá xuống đồng loạt giữ hàng không bán), khi thị trường giá xuống VN thường “im lặng”. Điều này được hình thành từ kết quả của nhiều năm, ban đầu một số hộ khá giả quyết giữ hàng khi giá sụt và sau đó thu lãi lớn khi giá tăng cao. Cứ thế, số người tham gia vào việc giữ hàng các năm sau nhiều hơn năm trước và dần hình thành một cách kinh doanh đặc biệt của nông dân trồng tiêu VN.
Đến bây giờ, đời sống của người trồng tiêu đã khá lên, nông dân coi việc “găm” hàng là một trong những nghề kinh doanh. Tất cả nông dân trồng tiêu đều làm như vậy, họ không còn hoảng hốt như trước đây nữa, họ coi cây tiêu là cây làm giàu và coi nó là tiền tệ (thích thì bán, không thích thì cất đi). Thậm chí có giai đoạn nước ngoài dừng cả tháng trời không mua tiêu, nhưng nguồn hàng từ VN vẫn không hề lay động. Thậm chí qua giai đoạn “nắn gân” nhau, giá tiêu còn nhảy lên nhanh hơn, từ 120.000 lên 130.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang rất lo về sự bùng nổ diện tích và sản lượng tiêu toàn cầu. Hiện Ấn Độ có diện tích tiêu lớn nhất thế giới với 700.000 ha năng suất 3 tạ/ha, Sri Lanka 5 tạ/ha, Indonesia, Malaysia, Brazil 1 tấn/ha, còn VN cao nhất đạt 2 tấn/ha. Vì thế, khi diện tích hồ tiêu tại VN tăng nhanh thì sản lượng toàn cầu cũng sẽ tăng rất nhanh vì năng suất của ta quá cao.
Theo ông, nên làm gì để nông dân hạn chế việc mở rộng diện tích hồ tiêu đang vượt xa quy hoạch hiện nay?
VPA đã có rất nhiều văn bản khuyến cáo nên giữ diện tích hồ tiêu ở mức ổn định thị trường, nếu cứ tăng cao nữa sẽ hết sức nguy hiểm. Đặc biệt là nhiều hộ dân chỉ chú trọng vào diện tích, không quan tâm đến chất lượng và phòng trừ dịch bệnh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. VPA cũng đã đề nghị Bộ NN-PTNT kêu gọi các địa phương, chỉ đạo các Sở NN-PTNT và yêu cầu các xã vận động người nông dân không phát triển “nóng”, tập trung nâng cao chất lượng để tạo sự bền vững trong sản xuất cũng như thị trường. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan báo chí thông tin nhiều hơn nữa cho người nông dân để hạn chế việc phát triển ồ ạt, tránh rơi vào tình cảnh cung - cầu mất cân đối nghiêm trọng trong thời gian tới.
(Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)
0 comments: