Chăm sóc tiêu kinh doanh đơn
giản, hiệu quả, năng suất tăng bền vững
Tính trên một heta (10.000m2)
=1700 nọc tiêu
Tổng Quát:
Hồ tiêu là cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao và ổn định nhất trong các loại cây công nghiệp.
Người ta có thể phá bỏ hàng loạt cánh rừng cao su, cà phê, mía, điều...vì lý do
mất giá nhưng chưa thấy ai hủy bỏ cây hồ tiêu trừ khi nó tự chết. Tiêu chết là
vấn đề nan giải nhất đối với người trồng tiêu mà hậu quả thường do sai lầm
trong chăm sóc, bón phân. Chính sự chăm sóc sai lầm đã hủy hoại đi môi trường sống
tốt cho tiêu và tạo cơ hội cho những mầm bệnh như vi khuẩn, virus, và nấm, côn
trùng tấn công cây tiêu. Để có một vườn tiêu khỏe, năng suất ổn định, cần phải
chăm sóc và xử lý theo sinh lý cây. Không nhất thiết phải ép chúng bằng chất
kích thích, phân bón vô cơ quá độ, mất cân đối…
Nhu cầu dinh dưỡng:
Tiêu cần nhiều loại dinh dưỡng nhưng quan trọng nhất là đạm,
lân, kali. Những loại khác như Ca, Mg, Fe, Zn, Bo…rất cần thiết nhưng chũng có
thể thự lấy trong đất hoặc được cung cấp với hàm lượng nhỏ.
Nhiều tác giả nghiên cứu thấy rằng mỗi năm tiêu kinh
doanh lấy đi từ đất giao động: N = 252-292 kg, P = 30-36 kg, K = 208 -405 kg.
Nhiều nghiên cứu đưa ra công thức để bón phân hợp lý cho tiêu về mặt lý thuyết
nhưng trong thực hành không chứng minh được tính hiệu quả. Một ví dụ: Trong thực
tế người ta thấy rằng không có sự khác biệt khi dùng lượng lân 200kg/ha so với
300kg/ha. So sánh từ kích thước cành lá, độ phát triển thân, chiều dài bông và
trọng lượng hạt…không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nếu chuyển từ 200 kg Kali
lên 400 kg kali thì sự khác biệt rất lớn. Từ lý thuyết đến thực nghiệp và thực
tế chứng minh, chúng ta có thể dùng công thức sau cho một ha tiêu để đạt năng
suất ổn định trên 4 tấn/ha mỗi năm. Công thức này tạo ra những trụ tiêu thu
trên 6kg tiêu đen mà cây vẫn tươi khỏe.
Phân Bón:
Trông tiêu nhất thiết phải có phân chuồng, phân hữu cơ để
chúng sinh trưởng và tồn tại qua năm tháng. Mỗi năm cần bón ít nhất 15 tấn phân
chuồng cho mỗi heta. Tốt nhất nên dùng 7 tấn phân trùn quế (tự nuôi hoặc mua
đúng nơi sản xuất uy tín). Phân trùn quế là loại phân sạch nấm bệnh và dễ hấp
thu nhất cho cây trồng. Phân trùn quế được ví như một nhà máy sinh học hoàn hảo
sản xuất phân bón.
Dùng chế phẩm phân bón năng lượng sinh học: TK-USKOM
200-300 kg và 10 lít phân nước USKOM mỗi heta. Kom là thành phần chính trong
Cellfood do nhà bác học vĩ đại Everett Storey tạo ra, mà chính Albert Einstein
gọi ông là một thiên tài. Kom là chất duy nhất có thể phân tích nước thành
hydro và oxy. Kom tác động giải phóng năng lượng theo nguyên lý của bom nguyên
tử. Sự giải phóng năng lượng rất chậm vừa đủ để hỗ trợ các hormom như Acid Absisic (ABA), Acid
Cytokinin và Acid Giberilic (GA1) Acid Cytokinin, Auxin… hoạt động hiệu quả cân
bằng sinh lý cây. Kom đào
thảy những chất thừa có thể gây ngộ độc như nitrat, kim loại nặng, thuốc BVTV…
và tăng cường hấp thu những chất còn thiếu cho cây.
Tăng cường phân hóa học: chỉ bón vừa đủ, 300 kg Ure,
200kg Lân, 400 kg Kali.
Bón phân:
Công thức chung cho một heta một năm: 7 tấn phân trùn quế,
300 kg Ure, 200 kg Lân nung chảy, 400 kg Kali (K2O), 200 kg TK-USKOM, 10 lít
USKOM. Tính thành tiền là 45.8 triêu cho một năm (nếu dùng phân bò chỉ tốn tổng
cộng 30.8 triêu).
Công thức cho một trụ: 4kg trùn quế; 100 kg TK-USKOM; 6
ml USKOM; 180 gr Ure; 120 gr Lân nung chảy; 230gr Kali (K2O). Tính thành tiền
26.500 đồng (nếu dùng phân bò chỉ tốn tổng cộng 18.000 đồng cho một năm).
Cách bón: chia làm 4 đợt bón:
Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt nhánh tỉa cành xới gốc.
Bón toàn bộ phân trùn quế (hay phân bò), toàn bộ phân lân, 100 kg Ure, 100 kg
Kali, ½ TK-USKOM, hòa 2 lít USKOM vào 1200-2000 lít nước phun lá và tưới cho cả
một heta. Một ngày sau bón phân có thể tưới thêm một lần nước thật ướt.
Đợt 2: Khi tiêu chuẩn bị ra hoa: bón ½ TK-USKOM còn lại,
100 kg Ure, 100 kg Kali, hòa 2lit USKOM vào 1200-2000 lít nước phun tưới như lần
1.
Đợt 3: Từ khi tiêu ra hoa đến khi tượng trái mất 20 ngày,
thời gian này không được phun ướt hoa. Sau 45 ngày ra hoa, tiêu đã tượng trái đều
bón thêm đợt 3. Dùng 100 kg Ure, 100 kg Kali, và 2 lít USKOM phun như lần trước.
Đợt 4: khoảng 3 tháng sau khi bón đợt 3, bón đợt 4 hết
100 kg Kali còn lại và phun tưới 2 lít USKOM. Còn lại 2 lít USKOM phun tưới trước
khi thu hoạch khoảng 45 ngày.
Xử lý ra hoa và thụ phấn
hiệu quả:
Sau khi thu hoạch ta bón phân đợt 1, tưới
nước dưỡng cây rồi cắt nước. Để cây phân hóa mầm hoa, cần cắt nước ít nhất 15
ngày. Thực tế phải cắt nước từ 30-50 ngày tùy theo đất ẩm ướt hay khô. Khi cây
mất nước, lượng Acid Absisic (ABA) tăng lên. Khi cây héo là vài phút, Acid
Absisic có thể tăng lên 10 lần để bảo vệ cây và kiểm soát sự rụng lá (tạo ra
mùa thu). Acid Absisic kiểm soát sự tăng trưởng của cây không cho ra hoa ra lá
nhưng lại thúc đẩy sự phân hóa mầm chuẩn bị tăng trưởng. Ngược lại khi mất nước
lượng Acid Cytokinin và Acid Giberilic (GA1) giảm xuống. Acid Cytokinin giảm
thì Auxin thúc đẩy sự phát triển của rễ và ngăn chặn phát triển cành lá. GA1 là
chất gây tăng trưởng mạnh cho cây, GA1 giảm làm cây ngưng phát triển. Như vậy
khi cắt nước là yếu tố quan trọng điều tiết các Hormon của cây tạo nên sự phân
hóa mầm hoa. Ứng dụng tác động này để xử
lý nhiều loại cây ra quả trái mùa. Tuy nhiên việc xử lý ra hoa đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm và theo dõi dự báo thời tiết.
Xử lý thụ phấn: Tiêu là loài có hoa lưỡng tính tự thụ phấn.
Điều kiện môi trường ẩm tạo thuận lợi cho hoa thụ phấn. Nếu hoa nở vào thời điểm
khô hạn, cần tạo độ ẩm cho hoa thụ phấn. Dùng nước sạch phun sương vào khoảng
không trong vườn tiêu. Phun từ 1-2 lần trong ngày trong suốt 20 ngày để hoa thụ
phấn tốt. Lưu ý không được phun nước trực tiếp vào hoa.
Nếu bón phân và xử lý đúng quy trình, mỗi heta tiêu cho
năng suất từ 4-6 tấn ổn định qua từng mùa vụ.
Phòng ngừa bệnh:
Bón phân: Nhiều người trồng tiêu không dám bón
phân vào mùa mưa vì sợ mầm bệnh lan tràn. Mưa nhiều tạo ẩm độ cao và là môi trường
thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm bệnh phát triển. Nếu bón phân Ure sẽ giúp
cho mầm bệnh phát triển nhanh hơn. Do đó việc bón Ure đợt 3 hết sức cẩn trọng. Thời
gian tạo trái của tiêu từ 7-10 tháng, vì vậy nên canh khoảng thời gian nắng ráo
để bón đợt 3. Tránh bón vào những ngày mưa bão. Tuy nhiên bón phân theo quy
trình trên là khá an toàn. Phân trùn quế không có mầm bệnh mà lại hoạt hóa những
vi sinh vật hữu ích cạnh tranh môi trường sống của mầm bệnh. Ngoài ra USKOM có
khả năng đào thải độc chất và Nitrat thừa. Điều này giúp cây tự cân bằng và
phòng chống bệnh tốt hơn.
Đào rãnh: khi để nước tràn vào vườn tiêu sẽ giúp
mầm bệnh lan tràn và tiêu diệt vườn tiêu. Việc đào rãnh thoát nước vô cùng quan
trọng. Ngoài việc đào rãnh nhớ vun bờ quanh gốc để nước không tràn lan từ gốc
này sang gốc khác sẽ khác phục được dịch bệnh.
Dùng thuốc: Dùng hai loại thuốc phòng trừ côn trùng
chích hút nhựa cây (Exin 2.0 SC) và thuốc phòng trừ vi khuẩn, virus, nấm (Exin
4.5HP) phun dự phòng 20 ngày một lần trong mùa mưa.
Kết luận:
Bón phân và xử lý theo đúng quy trình sẽ giúp cho tiêu khỏe,
chống đỡ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và đặc biệt năng suất luôn ổn định ở mức
cao.
Nguồn Nhóm nghiên cứu ứng dụng năng lượng sinh học trong cây
trồng
Dr Thạch: 0977801120
0 comments: