Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CÂY TRỒNG BẰNG CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG SINH HỌC


I.        Lợi ich :
1.  Thuốc sản xuất theo công nghệ sinh học và công nghệ năng lượng sinh học, an toàn cho người và vật, bảo vệ môi trường, hiệu quả cứu cây trồng.
2.  Người lao động không cần khẩu trang, không cần găng tay.
II.      Thuốc sử dụng:
1.      Acetylsalicylic và tá dược loại chuyên trị bệnh cây lâu.
2.      Phân bón năng lượng sinh học Enzym -  vi lượng (chứa chất KOM 20%).
III.     Công dụng:
1.    Tạo miễn dịch cho cây trồng đề kháng với mầm bệnh.
2.    Khử độc và cải tạo môi trường đất, phục hồi bộ rễ, phục hồi sinh lý cây trồng.
3.    Chống nghẹt rể khi bị úng nước và tạo độ ẩm cho đất trong mùa nắng.
4.    Giúp cây thảy trừ độc tố trong cây như: loại trừ kim loại nặng, thảy nitrat thừa và các chất độc của thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn thực phẩm.
IV.  Cách sử dụng:
1.  Hòa tan hoàn toàn dung dịch thuốc sinh học 10 ml Acetylsalicylic (loại chuyên trị bệnh cây lâu năm) và 10 ml phân bón năng lượng vào 8 lít nước sạch, phun ướt thân cùng hai mặt lá. Phun thuốc 15-20 ngày một lần để phòng bệnh.
2.  Bón gốc phục hồi rễ: bón 50-100 gr phân bón năng lượng mỗi năm 3 lần.
3.  Với phương thức phòng bệnh và bón phân năng lượng giúp đất tốt, cây sống thọ, hiếm thấy sâu bệnh và năng suất tăng bình quân 30% so với vườn cây không sử dụng phân bón năng lượng. Đặc biệt tiết kiếm ít nhất 30% phân bón hóa học.  
PHÁC ĐỒ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÂY HỒ TIÊU

I-             Các dạng bệnh:
1-    Cây nhiễm virus, vi khuẩn, vi nấm: gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm, thán hư…
2-    Bệnh tiêu điên: có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh.
II-            Các nhóm bệnh:
1-    Bệnh chết nhanh trên cây tiêu:
-          Tác nhân gây bệnh:  do nấm Phytophthora capsici gây ra. Có tác giả cho rằng do vi khuẩn bó mạch gây ra (secondary infection).
- Triệu chứng: cây tiêu héo rũ nhanh, cành trơ trọi từ khi cây bị bệnh xuất hiện đến khi cây chết hoàn toàn có thể chỉ trong vài tuần lễ. Toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ.


2-    Bệnh chết chậm trên cây tiêu:
- Tác nhân gây bệnh: do nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Diplodia sp
- Ttriệu chứng: lá nhỏ lại, vàng dần sau đó lá, hoa, quả rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Các đốt rụng từ trên xuống và gốc bị thối. Từ khi cây tiêu có biểu hiện bị bệnh đến khi bị nặng hoặc chết có thể kéo dài một năm. Bệnh chết chậm có thể làm chết 1-2 dây hoặc cả nọc tiêu.
3-    Bệnh thán thư trên cây tiêu:
- Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum gloeosporioides
- Triệu chứng: bệnh xảy ra mọi lứa tuổi của tiêu. Xuất hiện những vết vằn lớn màu vàng nâu, hình tròn hoặc không đều, xung quanh vết vằn có quầng đen dẫn đến làm rụng đốt, cành, hạt khô đen và lép. Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, lan vào phiến lá, lá vàng dần. Hạt mới tượng bị khô đen, lép.
4-    Bệnh tiêu điên:
-          Tác nhân gây bệnh : Bệnh “tiêu điên” thường do mất quân bình về dinh dưỡng hay do các loại côn trùng chích hút nhựa cây và virus gây nên.
-          Triệu chứng: Bệnh xuất hiện nhiều ở thời kì kiến thiết cơ bản khoảng 1- 2 năm tuổi, hoặc vườn sau nhiều lần cắt ngọn. Các vùng tiêu bị thiếu nước trong mùa nắng. Triệu chứng đầu tiên là phần đọt hay các tược non mới ra (ở dây cắt ngọn) bị bíên dạng, lá nhỏ lại, nhăn nhúm, phiến lá đầy các chấm, hay vết màu vàng làm cho lá ngả qua màu vàng, phần đọt không phát triển được.
-          Ngoài ra, sự biến dạng của các lá ở đọt non còn có  thể do các nhện đỏ hay rầy mềm bám ở mặt dưới của lá chích hút nhựa làm cho lá bị quăn queo, không phát triển được.
-          Trường hợp do virus tấn công thì các đọt non bị chùn lại, lá non nhỏ quăn tít, biến thành hình mũi giáo, phiến lá dày và đầy các vết khảm màu vàng hay ngả qua máu trắng nhạt. Đọt không trưởng thành, cây không phát triển.
III-           Phòng và điều trị:
1-    Phòng bệnh:
-          Rất cần thiết phòng bệnh cho tiêu chưa bị bệnh. Trong thực nghiệm phòng ngừa cho những vườn tiêu chưa bị bệnh, hiệu quả và năng suất ổn định qua 4 năm, tiêu vẫn xanh tốt. Không thấy trường hợp nào xuất hiện bệnh trong vườn tiêu phun thuốc phòng bệnh.
-          Tạo đất tơi xốp, tránh đọng nước, tránh làm đất chua (thường do phân bón vô cơ, thuốc hóa học bảo vệ thực vật).
-          Bón phân chuồng và hữu cơ. Tránh bón những loại phân hóa học tác dụng nhanh. Tránh sử dụng nhiều thuốc hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ.
-          Bón phân năng lượng sinh học, chất này tạo bộ rễ khỏe giúp tiêu hấp thụ phân trọn vẹn và khử độc môi trường đất. Bón 50-100 gr cho mỗi trụ (xem quy trình chăm sóc tiêu).
-          Hòa tan hoàn toàn 1 gói 10 ml Acetylsalicylic  chuyên trị tiêu và 10 ml phân bón năng lượng sinh học vào 8 lít nước sạch, phun ướt hai mặt lá. Phun 20 ngày một lần trong mùa mưa, phun 1 tháng một lần vào mùa nắng.
2-    Trị bệnh:
a-    Lưu ý: không nên để tiêu bệnh mới điều trị mà nên phun dự phòng. Phun dự phòng chưa thấy xuất hiện bệnh. Khi tiêu bị bênh, nên phun thuốc sớm từ lúc cây có biểu hiện bất thường về lá như: vàng lá, đốm lá, xoắn lá, lá chậm phát triển hoặc nấm nhện lá...Điều trị sớm, tiêu phục hồi rất nhanh trong hai tuần. Nếu tiêu bệnh nặng, vàng lá, rụng lá...thời gian phục hồi của tiêu phải kéo dài từ 1-2 tháng. 
b-    Hồi sức cho cây: Bón phân năng lượng sinh học quanh gốc 50-100 gr mỗi trụ tiêu để kích hoạt bộ rễ. Nếu đất bị úng nước cần bón 100-150 gr, phân sẽ hạn chế cây hút nước. Pha 10 ml dung dịch phân bón năng lượng sinh học vào 4-6 lít nước tưới gốc cho 1-2 trụ tiêu để phục hồi sinh lý cây.
c-    Tạo miễn dịch cho cây: cắt xé 1 gói Acetylsalicylic 10ml loại chuyên trị bệnh cho cây lâu năm, rửa vào chậu nước sạch, dùng tay hòa tan hoàn toàn đúng 8 lít nước. Lắc chay phân bón năng lượng sinh học và rút ra 12 ml đổ vào bình lắc mạnh. Phun ướt hai mặt lá (Nếu phun bằng máy cần 25 gói Acetylsalicylic + 300 ml phân bón năng lượng sinh học hòa tan vào 1 phuy 200 lít nước). Phun lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày. Phun lần 3 cách lần 2 từ 7-10 ngày. Sau đó phun 15 ngày một lần đến khi cây xanh khỏe chuyển sang phun phòng bệnh 20 ngày một lần.
d-    Đối với bệnh tiêu điên do côn trùng chích hút nhựa cây như rầy mềm, rệp sáp...dùng Acetylsalicylic loại chuyên trị côn trùng chích hút nhựa cây thay cho loại chuyện trị tiêu hoặc dùng cả hai pha chung một bình. Liều lượng cách dùng như giống như Acetylsalicylic  dùng cho cây lây năm.
e-    Sau 30 ngày từ lần phun đầu tiên, rãi thêm một nắm DAP quanh gốc giúp lá mau xanh sau một tuần.
IV-          Đánh giá kết quả điều trị:
1-    Nếu bệnh nhẹ, chỉ sau hai tuần có thể thấy lá chuyển màu xanh. Sau một tháng lá bóng và xanh nhiều hơn. Sau 2 tháng cây phục hồi hoàn toàn, chuyển sang điều trị dự phòng. 
2-    Tiêu bệnh nặng: Sau 3 lần phun thuốc và hồi sức, những vết loét ở gốc khô và tạo sẹo. Những lá bị tổn thương do nấm hoặc virus tạo viền trắng quanh nơi bị tổn thương (khi bệnh tấn công viền quanh tổn thương có màu đen). Sau bốn tuần tiêu có dấu hiệu chuyển màu xanh. Sau 6 tuần lá xanh khá nhiều và bóng dần. Sau 2 tháng vuốt bằng tay không còn lá rụng. Màu lá xanh mướt, lá non chồi non bung mạnh.
·         Ghi chú: Phương pháp này trị bệnh thành công cho Thanh long, nhãn chổi rồng (đầu lân), bệnh thối đọt, cây bị ngập úng,  và nhiều loại cây trồng nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng chích hút nhựa cây.  
Nhóm nghiên cứu ứng dụng năng lượng sinh học trong cây trồng            
Đại diện Dr Thạch: 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét