Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Sáng kiến phòng bệnh chết nhanh trên cây Tiêu

Bệnh chết nhanh đang làm cho hàng loạt vườn tiêu Đông Nam bộ bị chết. Các vườn tiêu ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh áp dụng các giải pháp kỹ thuật do các nhà khoa học khuyến cáo, cũng như những sáng kiến riêng của nông dân trong việc phòng bệnh, người trồng tiêu Châu Đức đang dần đẩy lùi được căn bệnh này.

Trồng xen với cà phê
Theo: Nông nghiệp Việt Nam
Từ 3 năm nay, ông Dũng đã giới thiệu những cách chống ẩm đó cho nhiều hộ trong vùng làm theo hiệu quả.
Việc tưới nước trong vườn tiêu cũng được ông Dũng nghiên cứu rất kỹ càng. Mỗi lần tưới ông đều để tâm quan sát và nhận thấy đất đỏ bazan có khả năng giữ nước tốt hơn là tiêu thoát nước, bởi trong đất có sét. Nếu dùng vòi tưới thẳng xuống đất, sẽ làm đất bị xói, cấu tượng lớp đất mặt bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các hạt sét bít kín các khe hở, hình thành lớp váng trên bề mặt, khiến cho khả năng tiêu nước bị chậm hẳn lại. Từ đó, ông Dũng luôn gom nhặt lá và cành cây trong vườn bỏ lên từng bồn tưới, rồi cho nước tưới chảy qua cành lá xuống đất, nên đất không bị xói, không tạo thành lớp váng trên bề mặt, nước tưới vào bồn được thoát đi rất nhanh.
Một lần, khi đào một cái rãnh thoát nước giữa 2 gốc tiêu (2 gốc tiêu cách nhau 2,5 m), ông Dũng phát hiện thấy khá nhiều rễ vươn ra từ 2 gốc tiêu đó. Cho rằng rễ tiêu vươn đến tận đây thì có thể tưới nước, bón phân ngay tại đó, cây tiêu vẫn có thể hút được, ông Dũng thực hiện ngay điều này. Cách làm đó đã giúp cho các cây tiêu giảm được nguy cơ bị úng gốc. Bên cạnh đó, ở mỗi gốc tiêu, ông tạo một cái bồn nhỏ để tiêu nước cục bộ sau mỗi cơn mưa. Nhờ đó, sau mỗi trận mưa, trong khi nhiều vườn tiêu trong thôn cứ xâm xấp nước, thì vườn tiêu nhà ông Dũng đã nhanh chóng trở nên khô ráo.
Qua sách vở, ông Dũng biết được rằng loại nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh trên tiêu là dạng nấm thủy sinh, dễ phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Bởi thế, điều quan trọng nhất đối với ông là không để cho vườn của mình bị ẩm ướt kéo dài, dù là sau khi tưới hay sau mỗi trận mưa.
Ở thôn Tân Bình, xã Bàu Chinh, vườn tiêu của ông Lê Dũng chưa bao giờ dính phải dịch bệnh chết nhanh, dù các vườn khác trong thôn đều đã từng bị căn bệnh này “quét” qua. Có được điều này, ngoài việc tuân thủ chặt chẽ những khuyến cáo của các nhà khoa học, ông Lê Dũng còn chịu khó tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng những cách phòng chống bệnh chết nhanh độc đáo ngay trên khu vườn của mình.

Mẹo lạ của một lão nông
Anh Lê Văn Tứ, cán bộ nông nghiệp xã Bàu Chinh cho biết, hiện đã có tới 80% vườn tiêu ở xã này được xen canh cây cà phê.
Ông Nguyễn Ngà, nông dân ở thôn Tân Bình (xã Bàu Chinh) cho biết, niên vụ vừa rồi, trên 2,3 ha đất vườn trồng xen tiêu và cà phê, ông thu được 3 tấn tiêu và 2,8 tấn cà phê (vườn của ông Ngà đang bắt đầu hồi phục sau đợt tiêu chết mấy năm trước, nên sản lượng tiêu mới có như vậy). Với giá tiêu 110 ngàn đ/kg, giá cà phê trên 50 ngàn đ/kg, tổng doanh thu của ông Ngà là 450 triệu đồng. Trừ chi phí, còn lời gần 300 triệu đồng. Như vậy, mỗi ha thu lời trên 100 triệu đồng.
Cây cà phê có đặc tính hút nước tốt, trong khi cây tiêu lại kỵ úng. Vì thế, với cách làm gốc như trên, khi tưới vào gốc tiêu, nước sẽ nhanh chóng chảy xuống chỗ gốc cây cà phê. Nhờ đó, gốc cây tiêu sẽ không bị úng nước, góp phần làm giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Mặt khác, việc giảm mật độ cây tiêu trong vườn do trồng xen với cà phê cũng góp phần làm giảm đi khả năng lây lan dịch bệnh từ cây tiêu này sang cây tiêu khác.
Trước đây, phần lớn diện tích tiêu ở Châu Đức được trồng theo kiểu chuyên canh. Nhưng trước rủi ro về giá cả, về dịch bệnh, người trồng tiêu bắt đầu tính tới việc trồng xen canh tiêu với cà phê. Theo đó, thay vì trồng 1.700-2.000 nọc tiêu/ha như trước đây, người ta đã giảm mật độ tiêu xuống còn 900-950 cây, và trồng thêm vô đó 900-950 cây cà phê. Cứ mỗi cây tiêu kèm một cây cà phê. Gốc tiêu luôn được vun cao, còn đất ở gốc cà phê thì hõm xuống một chút.
Trồng xen với cà phê
Theo Ba Lá Xanh .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét