Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) là tổ chức liên kết Chính phủ của các nước sản xuất Hồ tiêu bao gồm: Brazil, India, Indonesia, Malaysia, Srilanka và Việt Nam là những thành viên chính thức và New Guinea là thành viên liên kết. Hàng năm, IPC phối hợp với mỗi nước thành viên luân phiên để tổ chức kỳ họp và các cuộc họp liên quan tại các nước thành viên nhằm mục đích thông qua các chính sách và chương trình hành động.
Năm nay, Kỳ họp lần thứ 40th và các cuộc họp của IPC được đăng cai tổ chức bởi chính phủ Sri Lanka và liên kết tổ chức bởi IPC, Vụ xuất khẩu nông sản và Hội đồng Gia vị Sri Lanka tại Colombo, Sri Lanka từ ngày 30.10 – 02.11/2012 với sự tham dự của hai Bộ Trưởng của Sri Lanka: Bộ trưởng Phát triển cây trồng thứ yếu phục vụ xuất khẩu, Ngài Reginald Cooray; Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Ngài Basil Rajapaksha (em trai của đương kim Tổng thống Mahindra Rajapaksha). Và với sự tham dự của 330 đại biểu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Đại diện Chính phủ Việt Nam là Ông Đỗ Hà Nam – Trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có 03 đại biểu từ Cục chế biến NLHS và Nghề muối, Vụ HTQT và Viện KHKT NN miền Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và đoàn đại biểu do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức gồm 12 người từ các công ty xuất nhập khẩu trong nước và một số DN nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Tổng số đại biểu phía Việt Nam gồm 23 người tham dự hội nghị.
Ngày 30/10/2012:
- Khai mạc Kỳ họp lần thứ 40th của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế tại Colombo, Sri Lanka. Đại diện Chính phủ Sri Lanka, Ông W.D.L Gunaratne Cục Trưởng, Cục Nông Nghiệp Phục vụ xuất khẩu, Sri Lanka phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội nghị và Ông S.Kannan, Gíam đốc điều hành IPC phát biểu khai mạc hội nghị.
- Cuộc họp của các lãnh đạo Hiệp hội các nhà xuất khẩu đã điều chỉnh và thông qua các số liệu về sản lượng, xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa và tồn kho của ngành Hồ tiêu qua các năm 2011, ước tính 2012 và dự đoán 2013 để chuẩn bị cho cuộc họp các nhà xuất nhập khẩu vào ngày 02/11/2012.
- Cuộc họp về kinh doanh lần thứ 3 chủ yếu thảo luận về vấn đề như sau:
Năm nay, Kỳ họp lần thứ 40th và các cuộc họp của IPC được đăng cai tổ chức bởi chính phủ Sri Lanka và liên kết tổ chức bởi IPC, Vụ xuất khẩu nông sản và Hội đồng Gia vị Sri Lanka tại Colombo, Sri Lanka từ ngày 30.10 – 02.11/2012 với sự tham dự của hai Bộ Trưởng của Sri Lanka: Bộ trưởng Phát triển cây trồng thứ yếu phục vụ xuất khẩu, Ngài Reginald Cooray; Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Ngài Basil Rajapaksha (em trai của đương kim Tổng thống Mahindra Rajapaksha). Và với sự tham dự của 330 đại biểu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Đại diện Chính phủ Việt Nam là Ông Đỗ Hà Nam – Trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có 03 đại biểu từ Cục chế biến NLHS và Nghề muối, Vụ HTQT và Viện KHKT NN miền Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và đoàn đại biểu do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức gồm 12 người từ các công ty xuất nhập khẩu trong nước và một số DN nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Tổng số đại biểu phía Việt Nam gồm 23 người tham dự hội nghị.
Ngày 30/10/2012:
- Khai mạc Kỳ họp lần thứ 40th của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế tại Colombo, Sri Lanka. Đại diện Chính phủ Sri Lanka, Ông W.D.L Gunaratne Cục Trưởng, Cục Nông Nghiệp Phục vụ xuất khẩu, Sri Lanka phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội nghị và Ông S.Kannan, Gíam đốc điều hành IPC phát biểu khai mạc hội nghị.
- Cuộc họp của các lãnh đạo Hiệp hội các nhà xuất khẩu đã điều chỉnh và thông qua các số liệu về sản lượng, xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa và tồn kho của ngành Hồ tiêu qua các năm 2011, ước tính 2012 và dự đoán 2013 để chuẩn bị cho cuộc họp các nhà xuất nhập khẩu vào ngày 02/11/2012.
- Cuộc họp về kinh doanh lần thứ 3 chủ yếu thảo luận về vấn đề như sau:
Đoàn doanh nghiệp Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tại Hội nghị IPC lần thứ 40
+ An toàn thực phẩm và chương trình gia vị bền vững.
+ Thách thức và công dụng của hạt tiêu trong sản phẩm mỹ phẩm và thảo dược.
+ Việc sử dụng hạt tiêu và các gia vị khác trong hệ thống y học cổ truyển Ấn Độ
+ Nhu cầu thế giới, nguồn cung và sự tăng trưởng tiềm năng của hạt tiêu.
Ngày 31/10/2012:
Trong cuộc các cuộc họp của ban Chất lượng, ban nghiên cứu và phát triển, ban tiếp thị kinh doanh đã trình bày và thảo luận các vấn đề diện tích canh tác, sản lượng, sản xuất, chế biến, các biện pháp trồng tiêu, tình trạng sâu bệnh và sử dụng các loại phân hóa học, hữu cơ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mà ngành Hồ tiêu đang phải đối mặt về lĩnh vực phát triển sản xuất, chế biến cũng như quản bá tiếp thị ngành hàng.
Trong cuộc họp của ban Kỹ Thuật Sản Xuất Hồ Tiêu, GS Bùi Chí Bửu thay mặt đoàn Việt Nam báo cáo về những lý do làm sao năng suất Hồ tiêu cao và những lo lắng cho một chiến lược phát triển dài hạn theo hướng bền vững, để chia sẻ kinh nghiệm với các nước sản xuất Hồ tiêu, và thông báo với các nước nhập khẩu về nội dung sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm của Việt Nam. Việt Nam xem Hồ tiêu là nông sản thuộc nhóm gia vị rất quan trọng, an toàn thực phẩm là mục tiêu cao nhất mà Việt Nam đang phấn đấu đạt đến.
Tính đa dạng di truyền của Hồ tiêu được phân tích khá chi tiết bởi Sri Lanka với hơn 10 loài hoang dại và 82 mẫu giống đã được đánh giá về năng suất và chất lượng, tại Ngân hàng gen của Sri Lanka. Có 3 nhóm di truyền hiện diện trong bộ sưu tập giống tiêu được công bố; trong đó giống Kuchin (giống cao sản đã được trồng ở Việt Nam) thuộc nhóm di truyền số 3 (2n=52 nhiễm sắc thể) và rất triển vọng do tính thích nghi rộng, năng suất cao, cũng như phẩm chất tốt của nó.
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VPA tại Hội nghị IPC
Số lượng Hồ tiêu XK của quốc tế năm 2012 là 205.752 T, trong đó Việt Nam xuất khẩu 118.400 tấn, chiếm hơn 50% thị phần, là nước xuất khẩu hạng nhất, với khoảng cách xa so với nước đứng nhì (Ấn Độ). Tiêu thụ nội địa của Việt Nam rất thấp (4.700 tấn/năm); trung bình 52 gr/đầu người. Do vậy, nếu không xuất khẩu tốt, Việt Nam sẽ gặp vô cùng khó khăn so với Ấn Độ là nước có tiêu dùng nội địa cao nhất. Hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm dụng thuốc sâu và dư lượng thuốc sâu trong sản phẩm có thể là rào cản trong nhiều năm tới. Giá tiêu nội địa tiếp tục tăng cao, khuyến khích nông dân lạm dụng nhiều hơn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản khi tồn dư hóa chất quá ngưỡng cho phép của các nước nhập khẩu.
Ngày 01/11/2012:
Cuộc họp trưởng đoàn với sự tham dự của đại diện Chỉnh phủ các nước thành viên, thông qua chương trình hành động của năm trước và thảo luận, đề xuất kế hoạch hành động của IPC cũng như các vấn đề về hành chính và nguồn tài chính, ngân sách của IPC cho năm tới.
Một phiên làm việc của Hội nghị IPC
+ Thông qua ban việc bầu chọn phó chủ tịch và ban soạn thảo: Cô Chong Oi Ping, Thư ký trợ lý chính của Bộ trưởng Công nghiệp Cây trồng và Vật tư, Trưởng đoàn đại biểu Malaysia được chọn làm Phó Chủ tịch. Và cũng là chủ tịch của ban soạn thảo gồm các thành viên :
- Ông: Jose Luiz de Campos Bonfim - Brazil
- Ông Babu - Ấn Độ
- Bà Husniaty – Indonesia
- Ông Grunsin Ayom – Malaysia
- Ông W.D.L Gunaratne – Srilanka
- Ông Đỗ Hà Nam – Việt Nam
+ Thảo luận về việc tiếp cận mở rộng quan hệ trở thành các thành viên IPC từ các nước sản xuất Hồ tiêu khác thông qua chuyến làm việc tại Madagascar. Cuộc họp đã hoan nghênh việc nổ lực của IPC trong việc đưa các nước sản xuất nhỏ như: Trung Quốc, Cambodia và Nigeria trở thành thành viên của IPC.
+ Xem xét và phê duyệt các đề xuất của IPC:
• Thu phí của các đại biểu tham dự hội nghị IPC: Chi phí này được dùng vào việc chi tiêu phục vụ cho hội nghị mỗi năm.
• Thảo luận và quyết định mức thu phí của các đại biểu tham dự hội nghị IPC năm 2013:
- Đối với các đại biểu thuộc chính phủ của các nước thành viên: không thu phi.
- Đối với các đại biểu tham dự hội nghị thuộc các nước thành viên của IPC: 100 USD/ người
- Đối với các đại biểu tham dự hội nghị không thuộc các nước thành viên của IPC: 200 USD/người.
• Thúc đẩy tiêu dùng trong nước được IPC chọn vào ngày 29/3 đã được các nước thành viên thông qua.
• IPC đã trở thành một cơ quan kiểm định chất lượng:
Sau một cuộc thảo luận khá dài, trưởng đoàn Việt Nam và Indonesia cho rằng đã có quá nhiều cơ quan giám định đã hình thành ở các quốc gia. Do đó, Việt Nam và Indonesia yêu cầu Ban thư ký IPC xây dựng các tiêu chí cơ bản chi tiết hơn, mục tiêu và mục đích của IPC trở thành cơ quan công nhận / chứng nhận chất lượng.
Malaysia đã đề nghị IPC nên trở thành một cơ quan giám định hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ ngành hàng thông qua các chứng chỉ thích hợp như là một cơ quan xác nhận thay thế tương tự như các cơ quan chứng nhận quốc tế khác để giảm bớt chi phí chứng nhận cũng như việc phủ sóng tốt hơn đối với các cơ sở chế biến ở các nước thành viên.
• Thành lập đào tạo quốc tế và trung tâm phát triển:
Việc này đã được thông qua. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa việc chọn lựa trung tâm đào tạo qua mạng hoặc trung tâm đào tạo sẵn có ở các nước thành viên có thể là điểm mạnh cho việc cung cấp chương trình đào tạo nông dân và các ngành khác liên quan.
Trong trường hợp như vậy, phối hợp với một trung tâm có sẵn cơ sơ hạ tầng ở các nước thành viên để tập trung vào ngành Hồ tiêu và các sản phẩm Hồ tiêu.
Trong tương lai, IPC sẽ kêu gọi nguồn hỗ trợ tài chính để hình thành trung tâm đào tạo.
• Tổ chức hội thảo/ đoàn xúc tiến thương mại/ đoàn đại biểu:
Cuộc họp đã xem xét thông qua và đồng ý tổ chức hội thảo/ đoàn xúc tiến thương mại tại Dubai trong suốt thời gian hội chợ triển lãm Gulfood vào tháng 2/2013.
• Dự án FAO “Nâng cao mức thu nhập của các nhà sản xuất Hồ tiêu nhỏ tại Châu Á VÀ khu vực Thái Bình Dương
• Thông qua mẫu hợp đồng mua bán của IPC và quy tắc trọng tài:
Việt Nam và Malaysia đã đánh giá cao những nỗ lực của IPC thông qua Ban Tiếp thị và xây dựng mẫu hợp đồng mua bán và quy tắc trọng tài.
Đã đồng ý hợp đồng của IPC và sẽ chuyển đến chính phủ của các nước thành viên. IPC nên thực hiện các bước tiến ngay lập tức là tổng hợp tài liệu hợp pháp hóa/ mã hóa ngành hàng và các biện pháp thích hợp cần được thực hiện trong việc xúc tiến hợp đồng.
• Xem xét và thông qua việc sửa đổi thủ tục tuyển chọn đội ngũ chuyên nghiệp của IPC: độ tuổi giới hạn của nhà kinh tế không vượt quá 60 tuổi.
• Xem xét và tuyển chọn nhà kinh tế IPC: Trong thời hạn 6 tháng (5/2013), Việt Nam sẽ đề cử ứng viên vào vị trí nhà kinh tế cho IPC. Nếu quá thời hạn trên, không nhận được thông tin đề cử, ban thư ký IPC có thể chuyển quyền đề cử cho các nước khác đủ điều kiện ứng cử theo quy định và quy chế của IPC.
• Xem xét và thông qua Ngân sách 2013 của IPC:
Các nước khác đã thông qua nguồn ngân sách IPC. Tuy nhiên, Trưởng đoàn Việt Nam đã bày tỏ mối quan tâm vào sự đóng góp phí niên liễm hàng năm của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác. Đồng thời, yêu cầu IPC có cách tính phân chia đều vào nguồn đóng góp ở mức cố định đối với mỗi nước, tránh tình trạng nguồn đóng góp gia tăng mỗi năm. Nếu không thay đổi được, thì Việt Nam sẽ không có tiền để đóng góp hàng năm.
Cuộc họp đã ghi nhận sự đóng góp ý kiến của Việt Nam.
• Xem xét về thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị IPC lần thứ 41 và các cuộc họp khác của IPC :
Năm 2013, Malaysia sẽ đăng cai tổ chức hội nghị IPC lần thứ 41. Thời gian và đại điểm sẽ được thông báo cho IPC sau khi thảo luận với Chính phủ Malaysia.
Ngày 02/11/2012:
Cuộc họp xuất nhập khẩu Hồ tiêu đã thông qua các số liệu về về sản lượng, xuất nhập khẩu, tiêu dùng nội địa và tồn kho của ngành Hồ tiêu qua các năm 2011, ước tính 2012 và dự đoán 2013. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự đã thảo luận các khía cạnh khác nhau của Hồ tiêu như: giá hạt tiêu, tình hình cung cầu tại mỗi nước về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Đồng thời cải thiện kiểm soát chất lượng, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến với khâu chế biến cũng như chất lượng và trao đổi thông tin.
Trong phiên họp toàn thể thảo luận chung ở Hội trường vào ngày cuối cùng (2-11-2012) các nhà xuất nhập khẩu đã chất vấn đoàn Việt Nam khá gay gắt về con số sản lượng Hồ tiêu năm 2012 và con số Hồ tiêu xuất khẩu. Họ nghi ngờ Việt Nam giữ hàng để điều tiết giá trên thị trường. Ông Đỗ Hà Nam đã khéo léo trả lời và giải thích số liệu này.
Cuối cùng là phát biểu của Trưởng đoàn các nước bày tỏ quan điểm và lời cảm ơn đến nước chủ nhà đăng cai hội nghị này. Đồng thời, Đại diện chính phủ Srilanka cũng đã phát biểu cảm ơn các đại biểu đã tham dự và bế mạc hội nghị thành công tốt đẹp.
VPA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét