Phân chuồng – các phương pháp ủ phân

Phân chuồng – các phương pháp ủ phân


Phân chuồng   các phương pháp ủ phânPhân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
Lợn: 1.8 – 2.0 tấn/con/năm
Dê: 0.8 – 0.9 tấn/con/năm
Trâu bò: 8.0 – 9.0 tấn/con/năm
Ngựa: 6.0 – 7.0 tấn/con/năm
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:
Phân chuồng   các phương pháp ủ phân
Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:
Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g
Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g
Độn chuồng : Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận.
Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng.
Ủ phân : Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.
Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.
Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.
CÁC PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN
Có 3 phương pháp ủ phân:
1. Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
2. Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
3. Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.
Theo Cục Trồng Trọt

0 comments:

Xuân Lộc thắng lớn vụ tiêu

Xuân Lộc thắng lớn vụ tiêu

Thời điểm này, nông dân huyện Xuân Lộc – Đồng Nai đang hồ hởi vào mùa thu hoạch hồ tiêu. Năm nay, giá tiêu khá cao. Thêm vào đó, phần lớn các diện tích tiêu ở Xuân Lộc đều cho năng suất khá cao.
Gia đình ông Trần Khanh ở xã Suối Cao cũng như nhiều hộ nông dân khác hiện đang tất bật với việc thu hoạch hồ tiêu. Năm nay, ông Khanh có 7 sào tiêu đang cho thu hoạch.
Xuân Lộc thắng lớn vụ tiêu
Ông Trần Khanh với vườn tiêu ở Suối Cao
Nhà vườn thành tỷ phú
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nên năng suất cây tiêu của gia đình ông Khanh đạt khoảng 6 tấn tiêu khô/ha. Với giá bán hiện tại khoảng 130 ngàn đồng/kg, ông Khanh thu nhập trên 600 triệu đồng/ha, trừ chi phí, gia đình ông còn lãi 500 triệu đồng.
Ông Trần Cao Thắng cùng xã cũng có 3,5 ha tiêu đang cho thu hoạch. Nhờ ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho 100% diện tích nên năng suất cây tiêu ở vườn ông đạt đến 8 tấn tiêu khô/ha. Năng suất và giá bán cùng tăng cao nên ông Thắng có thu nhập lên đến vài tỷ đồng, trong khi đó chi phí toàn bộ cho vườn tiêu, từ phân bón, thuốc trừ sâu lẫn công chăm sóc và thu hoạch chỉ khoảng 150 triệu đồng/ha. Ông Thắng phấn khởi: “Năm nay hồ tiêu được cả mùa lẫn giá. Nếu vụ nào giá hạt tiêu cũng như năm nay thì người làm vườn sẽ nhanh chóng khá giả”.
Không chỉ riêng gia đình ông Khanh, ông Thắng mà các hộ trồng tiêu ở Xuân Lộc đều rất phấn khởi vì hồ tiêu năm nay được mùa và trúng giá. Tại các ấp Gia Lào, Giá Tỵ thuộc xã Suối Cao – vùng đất có thổ nhưỡng phù hợp với hồ tiêu, năng suất đạt cao và ổn định trong nhiều năm qua. Nhiều gia đình như ông Lê Nhơn, Lê Nam có diện tích từ 2-3 ha có thu nhập hàng tỷ đồng.
Còn đối với vùng đất bạc màu ở xã Xuân Tâm, tuy năng suất khu vực này không đạt cao, nhưng đa phần hộ trồng hồ tiêu đều trồng xen trong các vườn điều để có thu hoạch cả 2 loại cây trồng. Ông Trần Vạn, một nông dân ở đây cho biết: “Giá hồ tiêu cao, nông dân có lãi lớn là điều đáng mừng. Chỉ mong giá ổn định để người làm vườn dễ đầu tư, tính toán”.
Xuân Lộc thắng lớn vụ tiêu
Nhà vườn ở Suối Cao đang phơi tiêu
Giá sẽ ổn định?
Hiện nay, tại Xuân Lộc, các vườn tiêu diện tích lớn tập trung nhiều ở các xã, như: Xuân Thọ, Lang Minh, Suối Cao… Năm nay tiêu được giá, được mùa, nhiều nhà vườn phấn khởi, song không thể quên biến động khó lường của giá hồ tiêu những năm trước đây. Sau giai đoạn “lên ngôi” của cây tiêu gần mười năm trước, mà đỉnh điểm là vào năm 1998 với giá tiêu lên tới 120 ngàn đồng/kg, người trồng tiêu bắt đầu lao đao khi giá tiêu “tuột dốc không phanh”, chỉ còn 18-20 ngàn đồng/kg. Đến đầu tháng 3-2007, khi vào vụ thu hoạch, giá tiêu cũng khá cao: 30 ngàn đồng/kg, rồi bất ngờ tăng dần lên 35 ngàn đồng/kg, sau đó ổn định ở mức 37-40 ngàn đồng/kg trong gần hai tháng. Và 3 năm gần đây giá hạt tiêu lại tăng cao và ổn định từ 100-130 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng tiêu đạt mức lãi khá cao.
Theo Sở Nông nghiệp – PTNT, năm 2012 nông dân trong tỉnh trồng được gần 700 ha cây tiêu, nâng tổng diện tích trồng tiêu ở Đồng Nai lên trên 8,2 ngàn ha. Với giá bán nói trên, nhiều nông dân đang tiếp tục chuyển đổi cây trồng sang trồng tiêu. Nhiều nhà vườn trồng tiêu cho biết, mong muốn lớn nhất của họ là giá hồ tiêu tiếp tục ổn định, không bị rơi vào trạng thái “tuột dốc không phanh” như những năm trước. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, nếu chỉ căn cứ vào giá tiêu cao trong 1-2 năm mà đầu tư dàn trải, thiếu định hướng thì nguy cơ lỗ là khá lớn, chưa kể đầu ra sản phẩm cũng chưa thực sự ổn định.
Theo Báo Đồng Nai điện tử

0 comments:

Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu vững ở mức cao do nguồn cung hạn chế

Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu vững ở mức cao do nguồn cung hạn chế


Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu vững ở mức cao do nguồn cung hạn chếGiá tiêu tại thị trường Ấn Độ trong tuần trước không ổn định do có nhiều báo cáo mâu thuẫn nhau về sản lượng tiêu của Việt Nam và Ấn Độ.
Trong tuần trước, tất cả các hợp đồng đang giao dịch đều có sự gia tăng giá đáng kể. Tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư đã tăng 1.070 Rupi, 1.210 Rupi và 1.020 Rupi, tương ứng đóng cửa ở mức 39.800 Rupi/tạ, 36.900 Rupi/tạ và 35.615 Rupi/tạ (tương đương 7.330 USD/tấn, 6.796 USD/tấn và 6.559 USD/tấn). ( 1 USD =  54,2964 Rupi)
Tổng doanh thu tăng 1.107 tấn lên 8.873 tấn. Tổng hợp đồng mở giảm 284 tấn xuống còn 3.446 tấn.
Giá giao ngay, tuy nhiên, không di chuyển theo song song với xu hướng tăng của thị trường kỳ hạn. Giá chỉ tăng 100 Rupi, lên đóng cửa ở mức 39.600 Rupi/tạ (tương đương 7.293 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 41.100 Rupi/tạ (tương đương 7.570 USD/tấn) cho loại tiêu chọn MG1. Trên thị trường quốc tế, tiêu đặc chủng Ấn Độ vẫn ở mức 7.900 USD/tấn (C&F) cho hàng giao tháng Hai, 7.200 USD/tấn (C&F) giao tháng Ba và 6.900 USD/tấn (C&F) giao tháng Tư.
Nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao nhưng nguồn cung từ các thị trường nội địa hầu như trống rỗng.
Thời tiết không thuận lợi cùng với lực lượng lao động sản xuất thiếu hụt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch mặc dù cây trồng vẫn tốt. Nguồn cung vì thế có khả năng vẫn còn hạn chế đã giữ giá ổn định cho các nhà kinh doanh.
Trong khi đó, theo Jakarta, dựa trên báo cáo của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc Tế (International Pepper Community), tình hình trong năm 2013 sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất trong năm. Trong ngắn hạn, thị trường có thể bị ảnh hưởng nhẹ trong thời gian ở Việt Nam thu hoạch cao điểm.
“Ước tính sản lượng toàn cầu vào năm 2013 sẽ thấp hơn khoảng 10.000-15.000 tấn so với năm 2012. Số hàng tồn của năm 2012 chuyển sang là có hạn, còn sản lượng của năm 2013 chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tăng nhẹ, do đó, giá cả có thể được giữ vững”, S. Kannan, Giám đốc điều hành của IPC, cho biết trên Business Line.
Giá trung bình của tháng Giêng cũng cao hơn khi so sánh với giá trung bình của tháng 12 năm 2012.
Vào đầu tháng Giêng, thị trường có xu hướng tăng khi nhu cầu trong nước và ở nước ngoài đã hồi phục sau khi nghỉ dài cuối năm.
Trong tháng Giêng, thị trường trong nước sôi động hơn và giá tăng ở cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Tại Việt Nam, thị trường tương đối trầm lắng do nguồn hàng hạn chế và dự đoán vụ thu hoạch mới, dự kiến sẽ bắt đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Tại Lampung, hoạt động thị trường bị hạn chế và giá tăng. Báo cáo cho biết hạt tiêu của vụ mùa năm ngoái đã được bán hết, vụ mùa năm nay dự kiến sẽ đến tháng 7, tháng 8 mới bắt đầu.
Tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 ở Indonesia là cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng xuất khẩu năm nay sẽ thấp.
Cây tiêu đã kiệt sức sau khi cho năng suất tốt và tiếp theo gặp trời mưa lớn trong mùa ra hoa là lý do chính khiến cho ước tính sản lượng trong năm 2013 sụt giảm, theo ông S. Kannan.
Thông tin mới nhất nhận được từ IPC, tổng xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất vào năm 2012 (không bao gồm các nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất dầu hạt tiêu và oleoresin xuất khẩu) là 269.600 tấn với trị giá 1,83 tỷ USD so với 251.000 tấn, trị giá 1,53 tỷ USD của năm 2011.
Trong đó, Việt Nam chiếm phần lớn với 792 triệu USD, tức khoảng 43% tổng thu nhập toàn cầu trong năm 2012, tiếp theo là Indonesia, Brazil và Ấn Độ.

0 comments:

Giá hạt tiêu toàn cầu có thể tăng 6-7% trong tuần tới

Giá hạt tiêu toàn cầu có thể tăng 6-7% trong tuần tới


Giá hạt tiêu toàn cầu có thể tăng 6 7% trong tuần tớiGiá hạt tiêu toàn cầu có khả năng tăng 6-7% trong tuần tới, khi thị trường Việt Nam mở cửa giao dịch thương mại vào ngày thứ Hai, sau kỳ nghỉ Tết âm lịch cổ truyền. Việt Nam là nước duy nhất hiện nay nắm giữ hàng có sẵn. 
Một số nhà xuất khẩu ở đây mong đợi giá sẽ tăng khoảng 10% trong tuần tới. Theo họ, sản lượng của Việt Nam thấp hơn so với dự đoán trước đó.
Báo cáo đề xuất tổng sản lượng của Việt Nam có thể sẽ là 125.000 tấn. Tuy nhiên, ước tính mới nhất cho thấy sẽ chỉ khoảng 105.000 tấn. Một số người cho rằng thậm chí còn thấp hơn. Sản lượng thấp hơn, cùng với nguồn cung cấp thiếu hụt từ các nước sản xuất khác như Ấn Độ, sẽ đẩy giá tăng 6-7%. Trước khi bước vào những ngày nghỉ, hàng Việt Nam có giá 6.050 USD/tấn cho loại 500 Gr/l, 6.300 USD/tấn cho loại 550 Gr/l và 6.700 USD/tấn cho loại tiêu Asta.
Hiện nay, hàng Ấn Độ cung cấp ra thị trường toàn cầu có giá 7.200-7.300 USD/tấn. Ngoài ra, các nhà sản xuất như Brazil, Indonesia và Sri Lanka không có hàng. Vì vậy, hiện nay, Việt Nam là điểm đến duy nhất cho người mua. Dự kiến khách mua của châu Âu và Mỹ sẽ tham gia hoạt động trên thị trường vào tuần tới, do hầu hết hàng tồn kho của họ đã cạn kiệt vì nhu cầu Giáng Sinh và Năm Mới.
Thị trường đang sẵn sàng cho một đợt tăng giá mạnh vào khoảng tháng Sáu – tháng Bảy cũng như bán hàng của Việt Nam trong 4-5 tháng tới. Nhu cầu nội địa của Ấn Độ có thể được đáp ứng thông qua các sản lượng địa phương. Vì vậy, việc cung ứng hạt tiêu toàn cầu sẽ khan hiếm trong tháng Sáu –tháng Bảy.  Do đó, theo các chuyên gia, sự tăng giá là không thể tránh khỏi. Cho đến nay không có bất kỳ một dấu hiệu nào về sản lượng của Brazil và Indonesia.
Theo báo cáo, sản lượng tại hai bang Kerala và Karnataka, đóng góp hơn 80% tổng sản lượng của Ấn Độ, sẽ thấp. Riêng sản lượng của bang Kerala có thể giảm 50%. Theo các thương nhân hàng đầu của địa phương, hạt tiêu sản xuất tại bang Karnataka sẽ được dành cho tiêu thụ nội địa.
Benny, một nông dân từ Idukki, một huyện trồng tiêu chủ chốt của bang Kerala cho biết, ở một số nơi trong huyện, sản lượng giảm tới 60%. Và, việc tăng giá gần đây hầu như không có lợi cho người trồng tiêu vì sản lượng quá ít ỏi.
 Anh Văn (Theo Business Standard/Giacaphe.vn

0 comments: